Tìm thấy hóa thạch răng loài cá mập lớn nhất hành tinh

author 06:15 24/08/2015

(VietQ.vn) - Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện một hóa thạch răng to bằng bàn tay của một loài cá mập khổng lồ cách đây 100 triệu năm. Chúng được coi là loài cá mập lớn nhất từng sống trên Trái Đất.

Một người đàn ông Croatia trong khi đi thực tế trên sông đã bất ngờ tìm thấy một chiến lợi phẩm lớn. Đó là chiếc răng của một loài quái vật khổng lồ của biển cả 100 triệu năm trước.

Loài quái vật khổng lồ này được xác định là loài cá mập Megadolon. Hóa thạch tìm thấy cho thấy loài cá mập này có độ dài tối đa lên đến 18 m.

Cá mập megalodon (C. megalodon) được coi là loài cá mập lớn nhất từng sống trên Trái Đất và là một trong những loài săn mồi có xương sống lớn nhất trong lịch sử tự nhiên. Những con Megalodon tung hoành ở các đại dương từ khoảng 28 triệu năm cho đến tầm 1,6 triệu năm trước, cho đến khi chúng biến mất hoàn toàn trong sự kiện tuyệt chủng ở kỷ Pleistocene.

Stjepan Sucec đến từ Pokupsko Village, trung tâm Croatia, cách thủ đô Zagreb 60 km là người tìm thấy chiếc răng hóa thạch tại dòng sông Kupa vào ngày 21/8 vừa qua. Loài cá mập Megalodon sống ở biển và đại dương trên khắp thế giới bao gồm cả vùng biển Pannonian cũ, nơi hóa thạch được tìm thấy.

Hóa thạch răng khổng lồ này thuộc về loài cá mập Megalodon tồn rại cách đây hàng trăm triệu năm

Hóa thạch răng khổng lồ này thuộc về loài cá mập Megalodon tồn rại cách đây hàng trăm triệu năm

Chiếc răng hóa thạch to bằng bàn tay con người và các nhà nghiên cứu nói rằng họ đang nghiên cứu mở rộng về loài động vật ăn thịt ở thời kỳ Kỷ Phấn Trắng. Hóa thạch này cho biết rằng loài cá mập ăn thịt thời kỳ đó là những kẻ săn mồi lớn nhất hành tinh và tiến hóa sớm hơn so với suy nghĩ.

Vào năm 2009, một tiến sĩ về sinh thái học và sinh học tiến hóa tại đại học Oklahoma, Mỹ trong một chuyến đi thực tế cũng đã phát hiện ra các hóa thạch của loài cá mập này tại Fort Worth, Texas. Khu vực này là nơi đã từng phát hiện ra một số hóa thạch của các loài động vật biển có xương sống như ammonites và nó cũng là một phần biển cạn cách đây 100 triệu năm trước.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện thêm được 3 đốt xương sống có kích thước đường kính 11 cm. Có một lớp mỏng bao xung quanh hóa thạch cho thấy chúng thuộc bộ cá nhám thu - một nhóm cá mập bao gồm cá mập trắng và cá mập hổ.

Trước kia, năm 1997, một nhà khảo cổ cũng tìm thấy một xương cá mập tương tự cùng niên đại tại Kansas và được cho là của một con cá mập dài 10m. So sánh các hóa thạch xương, nhóm nghiên cứu ước tính con cá mập phát hiện ở Texas có lẽ là cùng một loài với con cá mập phát hiện ở Kansas và có thể chúng dài hơn 6 m. Trước khi phát hiện hai mẫu này, họ chỉ tìm thấy hóa thạch răng của loài Leptostyrax macrorhiza khiến các chuyên gia khó đoán kích thước của loài vật này.

Bích Phượng

 



 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang