Tin bão số 2 ngày 19/7: Sáng nay, bão quét từ Quảng Ninh dồn tới các tỉnh biên giới

author 06:30 19/07/2014

(VietQ.vn) - Ngay từ sáng sớm 19/7 bão số 2 cơn bão rammasun đã bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp tới tỉnh Quảng Ninh.

Sự kiện:

 

Hiện nay bão số 2 đang ảnh hưởng tới tỉnh Quảng Ninh, tại đảo Bạch Long Vĩ đã đo được gió giật cấp 9; đảo Cô Tô và Móng Cái (Quảng Ninh) có gió giật mạnh cấp 10; Quảng Hà, Tiên Yên (Quảng Ninh) có gió giật cấp 8 - 9; Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có gió giật cấp 9; TP. Lạng Sơn có gió giật cấp 6, … Khu vực Đông Bắc Bắc Bộ đã có mưa to như Cô Tô: 32mm; Móng Cái: 43mm; Cửa Ông: 20mm;…

Sáng nay (19/7), bão số 2 đã đi vào khu vực biên giới Việt Trung. Hồi 07 giờ, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 108,2 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12-13.

 

 

Cụ thể,  tại đảo Bạch Long Vĩ đã đo được gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; đảo Cô Tô có gió giật cấp 8; Móng Cái (Quảng Ninh) có gió giật cấp 7; Cửa Ông (Quảng Ninh) có gió giật cấp 6, …

Bão số 2 đã tiến vào đất liền từ sáng sớm nay 19/7

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết lúc 04 giờ sáng nay, tâm bão số 2 ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 - 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15 - 16.

Dự báo trong 12 giờ tới bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Như vậy, sáng nay vùng tâm bão sẽ đi vào khu vực biên giới Việt Trung với cường độ mạnh cấp 10 - 11, giật cấp 13 - 14, sau đó bão đi sâu vào đất liền và suy yếu dần.

 

 

 

Đến 16 giờ ngày 19/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,2 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9 - 10.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, dọc theo vùng núi Bắc Bộ và tiếp tục suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực vùng núi phía Bắc.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ ngày hôm nay có gió mạnh cấp 8 - 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12 - 13, giật cấp 14 - 15. Biển động dữ dội. Sóng biển cao 5 – 6 mét.

Ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh có gió bão mạnh cấp 8 - 9, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 - 11, giật cấp 13 – 14. Các nơi khác ở Quảng Ninh và các tỉnh Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn có gió mạnh cấp 7 – 8, giật cấp 9 - 10. Các nơi khác ở đồng bằng và Đông Bắc Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, giật cấp 6 - 7. Ở các tỉnh Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Vùng núi Bắc Bộ có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất trên diện rộng.

Trước diễn biến nhanh của cơn bão số 2 và dự báo bão có thể đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh, tối 18-7, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có cuộc họp khẩn với tỉnh Quảng Ninh về triển khai công tác phòng, chống bão.

 

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải họp khẩn với tỉnh Quảng Ninh  bàn phương án đối phó với bão số 2 tối 18/7

Tính đến 18 giờ ngày 17-7, Quảng Ninh đã kêu gọi và xác định được toàn bộ số tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền du lịch, vận tải trên Vịnh Hạ Long và Vịnh BáiTử Long về neo đậu tại các điểm tránh trú bão an toàn.

Cụ thể, 229 tàu cá tuyến khơi, 8.471 tàu thuyền đáng cá công suất nhỏ, 464 tàu thuyền du lịch, các tàu thuyền vận tải; 7.605 ô lồng bè nuôi trồng thuỷ sản đã được chằng chồng và neo đậu chắc chắn. Đưa 1.360 khách du lịch tại huyện Cô Tô và đảo Quan Lạn, đảo Minh Châu, huyện Vân Đồn về đất liền an toàn.

Tổ chức di chuyển toàn bộ người già, phụ nữ và trẻ em (2.230 người) trên hơn 7.605 lồng bè nuôi trồng thủy sản và các nhà bè dịch vụ trên Vịnh Hạ Long; 97 hộ dân với 281 người ở những điểm có nguy cơ sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn.

Báo cáo với Phó Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, nhận định đây là cơn bão có diễn biến nhanh, phức tạp, cường độ mạnh và có khả năng đổ bộ vào địa bàn tỉnh, ngay khi có dự báo bão vào biển Đông, Quảng Ninh đã tập trung cao độ triển khai khẩn cấp các phương án phòng, chống bão.

Cụ thể, tỉnh đã dừng các cuộc họp trong 2 ngày 18 và 19-7 để tập trung chỉ đạo công tác phòng chống bão số 2; tăng cường thông tin diễn biến của bão đến từng người dân, hộ gia đình, chủ phương tiện để chủ động phòng tránh.

Thông báo liên tục và kêu gọi các chủ tàu, thuyền nghề cá và tàu vận tải, tàu du lịch còn đang trên biển khẩn trương về nơi trú tránh an toàn và đóng cảng không cấp phép tham quan, nghỉ lưu trú trên vịnh, cấm các tàu thuyền hoạt động trên biển từ 18 giờ ngày 17-7 cho đến khi hết bão.

Tại tuyến đê sông, đê biển các địa phương tập trung nhân lực, vật tư sẵn sàng các phương án phòng, chống bão. Đối với các huyện miền núi, các khu đô thị, các khai trường khai thác khoáng sản đã chỉ đạo các địa phương phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc triển khai ngay các phương án đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở các khu dân cư, sạt lở đất đá khu vực bãi thải, ngập úng đường lò, khai trường khai thác.

Tỉnh cử 3 đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo tỉnh làm trưởng đoàn trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác đối phó với bão số 2 tại các địa phương.

Tính đến 18 giờ ngày 17-7, đã kêu gọi và xác định được toàn bộ số tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền du lịch, vận tải trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long về neo đậu tại các điểm tránh trú bão an toàn.

Cụ thể, 229 tàu cá tuyến khơi, 8.471 tàu thuyền đáng cá công suất nhỏ, 464 tàu thuyền du lịch, các tàu thuyền vận tải; 7.605 ô lồng bè nuôi trồng thuỷ sản đã được chằng chồng và neo đậu chắc chắn.

Đưa 1.360 khách du lịch tại huyện Cô Tô và đảo Quan Lạn, đảo Minh Châu, huyện Vân Đồn về đất liền an toàn. Tổ chức di chuyển toàn bộ người già, phụ nữ và trẻ em (2.230 người) trên hơn 7.605 lồng bè nuôi trồng thủy sản và các nhà bè dịch vụ trên Vịnh Hạ Long; 97 hộ dân với 281 người ở những điểm có nguy cơ sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn.

Tỉnh đã ban hành công điện yêu cầu các địa phương thực hiện việc di dân khẩn cấp ra khỏi các vị trí, khu vực không an toàn ngay trong đêm 18-7. Sẵn sàng các phương án xử lý khi có tình huống xảy ra.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, tỉnh sẽ kiên quyết trong thực hiện di dời các hộ dân sinh sống trong các nhà yếu, nhà tạm; tổ chức các lực lượng xung kích tại chỗ ở mỗi địa bàn; sẵn sàng các điều kiện đảm bảo thông tin, liên lạc thông suốt.

Tại cuộc họp, đại diện Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương thông báo, bão đã đi qua bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) và giảm xuống cấp 14, hiện bão cách TP Móng Cái 220 km, dự báo khoảng 8- 10 giờ sáng 19-7 tâm bão sẽ đổ bộ vào TP Móng Cái với sức gió cấp 11- 12, giật cấp 13- 14, toàn tỉnh Quảng Ninh sẽ có gió cấp 10.

 

 

 

Phát biểu tại cuộc họp từ điểm cầu Móng Cái, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định đây là cơn bão mạnh nhất trong 10 năm gần đây, ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Ninh, vì vậy toàn tỉnh Quảng Ninh phải sẵn sàng ứng phó với các tình huống; cần tiếp tục di dời tối đa các hộ dân đang sinh sống trong các nhà cấp 4, nhà tạm ở khu vực miền Đông của tỉnh ngay trong đêm 18-7.

Đồng thời tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ sức mạnh, sự nguy hiểm của cơn bão để sẵn sàng di dời tránh trú bão; các huyện, thị xã, thành phố khu vực miền Tây của tỉnh không được chủ quan bởi cơn bão có phạm vi ảnh hưởng trên toàn tỉnh.

Kết thúc cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, đây là cơn bão rất mạnh, vì vậy không được phép chủ quan trong bất kỳ phương án nào. Quan điểm chỉ đạo chung là trước giờ bão vào tỉnh Quảng Ninh tiếp tục thực hiện rà soát lại tất cả các phương án phòng, chống bão, tuyệt đối đảm bảo an toàn cho người, hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hạ Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang