Tin cảnh báo: Dầu thực vật, ô nhiễm không khí gây mất trí nhớ

author 19:45 06/02/2017

(VietQ.vn) - Tin cảnh báo nổi bật: Dầu thực vật gây mất trí nhớ; Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mất trí nhớ; Sốt rét kháng thuốc lan rộng tại châu Á là những tin cảnh báo nổi bật nhất trong ngày.

Dầu thực vật gây mất trí nhớ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn giàu dầu thực vật có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ. Theo đó, dầu thực vật gây ra căng thẳng oxy hóa, làm tổn hại màng não, hình thành mảng bám tích tụ trong não, một tiền chất được biết đến gây ra các bệnh thoái hóa thần kinh nghiêm trọng. Các loại dầu thực vật cũng gây cảm giác mệt mỏi, chứng đau nửa đầu, bệnh Alzheimer hoặc mất trí nhớ. Một báo cáo của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) cho biết, dầu cọ có nhiều chất gây ung thư hơn so với các loại dầu khác.

Dầu thực vật có thể gây mất trí nhớ. Ảnh minh họa

Dầu thực vật có thể gây mất trí nhớ. Ảnh minh họa 

Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho thấy chiên rán thực phẩm bằng dầu thực vật được chế biến từ hạt hướng dương hoặc ngô làm giải phóng hóa chất độc hại có thể gây ung thư hoặc các chứng bệnh khác, đồng thời khuyến cáo nên dùng dầu dừa, dầu ô liu, thậm chí có thể sử dụng bơ hoặc mỡ lợn.

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mất trí nhớ

Nghiên cứu ở 3.647 phụ nữ từ 65 - 79 tuổi của các nhà khoa học thuộc Đại học Nam California (Mỹ) cho thấy chất PM 2.5 thải từ các nhà máy điện và nhà máy sản xuất ô tô có thể xâm nhập vào não của phụ nữ lớn tuổi sống ở những nơi này.

Do đó, họ có nguy cơ phát triển bệnh mất trí nhớ, bao gồm cả bệnh Alzheimer, tới 92%. “Những hạt siêu nhỏ được tạo ra từ các loại nhiên liệu hóa thạch xâm nhập trực tiếp vào cơ thể của chúng ta thông qua đường mũi lên não, gây ra phản ứng viêm sưng kéo dài dẫn đến khởi phát bệnh Alzheimer”, Giáo sư Caleb Finch tại đại học trên cho biết.

Thanh lọc là một quá trình tự nhiên và liên tục xảy ra 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ nhiều loại chất độc và căng thẳng hằng ngày, cơ thể có thể không thanh lọc hết.  Theo các chuyên gia, tác động trên mạnh hơn ở những phụ nữ có gien APOE4 - một biến thể di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Còn đối với người bình thường, nguy cơ bị mất trí nhớ là gần 21%. Công trình nghiên cứu được công bố trên chuyên san Nature journal Translational Psychiatry.

Bà nội trợ nên dừng ngay việc dùng bao tay nilon khi chế biến đồ ăn(VietQ.vn) - Bao tay nilon là một sản phẩm khá quen thuộc với hầu hết các của hàng, nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống và ngay cả trong các gia đình. Nhưng việc sử dụng sai quy cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cảnh báo sốt rét kháng thuốc lan rộng tại châu Á

Siêu ký sinh trùng sốt rét kháng đa thuốc đang ảnh hưởng đến nhiều khu vực tại Thái Lan, Lào và Campuchia, đe dọa làm chậm tiến độ kiểm soát dịch bệnh này trên toàn cầu. Nghiên cứu cho biết hơn một nửa dân số thế giới có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh sốt rét. Hầu hết các nạn nhân là trẻ em dưới 5 tuổi sống ở những vùng nghèo nhất của châu Phi cận Sahara.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết những tiến bộ y tế gần đây nhằm phòng chống các căn bệnh do muỗi gây ra đã giúp giảm số lượng người chết vì các bệnh này. Tuy nhiên bệnh do muỗi gây ra vẫn là nguyên nhân của hơn 420.000 cái chết mỗi năm.

Các chuyên gia về bệnh sốt rét cho biết tình trạng kháng thuốc nổi lên tại châu Á hiện nay là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sự tiến bộ trên. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Lancet Infectious Diseases, các nhà khoa học cho biết đã kiểm tra mẫu máu các bệnh nhân sốt rét tại Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanmar. Họ phát hiện ra dòng ký sinh trùng sốt rét đột biến duy nhất gọi là PfKelch13 C580Y trong máu các bệnh nhân tại Campuchia, Lào và Thái Lan.

Từ cuối những năm 1950 đến những năm 1970, ký sinh trùng sốt rét kháng chloroquine đã lan rộng khắp châu Á và đến châu Phi, làm sống lại ác mộng sốt rét từng khiến hàng triệu người thiệt mạng.

Sau đó chloroquine được thay thế bằng sulphadoxine-pyrimethamine (SP) nhưng tình trạng kháng thuốc SP xuất hiện tại Campuchia và một lần nữa lây lan đến châu Phi. Do đó, giới chuyên gia đang lo sợ sự kháng thuốc artemisinin có thể một lần nữa lan rộng trên toàn thế giới. Nhóm nghiên cứu cho rằng cộng đồng y tế tại châu Á cần tích cực kiểm soát sốt rét hơn trước khi nó trở nên "gần như không thể điều trị được nữa".

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang