Khoa học lý giải các trạng thái phản ứng của cơ thể

author 19:45 14/03/2015

(VietQ.vn) - Cơ thể người có rất nhiều những hiện tượng tưởng chừng bình thường nhưng khi giải thích lại phải cần đến những thông tin khoa học chính xác.

Tin khoa học là căn cứ để lý giải mọi hiện tượng, trong đó có những hiện tượng tưởng chừng như rất bình thường của cơ thể. Hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho một số những câu hỏi hóc búa liên quan đến cơ thể con người dưới đây.

Tại sao tay lại đổ mồ hôi khi căng thẳng?

Chúng ta biết rằng, tuyến mồ hôi được bố trí khắp nơi trên cơ thể. Tuyến mồ hôi được chia làm hai loại: một loại tiết ra chất chứa các axit béo và protein, thường đi kèm với mùi cơ thể có tên là Apocrine và tuyến Eccrine - tiết chủ yếu là muối, chất điện giải và nước - không hề có mùi. 

Tin khoa học đã lý giải hiện tượng đổ mồ hôi khi hồi hộp

Tin khoa học đã lý giải hiện tượng đổ mồ hôi khi hồi hộp

Tuyến Eccrine được cơ thể sử dụng như một hệ thống làm mát : tiết mồ hôi để làm giảm nhiệt độ của bản thân. Khi chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng, hệ thống thần kinh giao cảm trở nên quá tải. Đó là hệ thống điều kiển những chức năng cơ bản của cơ thể như nhịp tim, độ co dãn đồng tử, phản xạ đỏ mặt hay cả nhiệt độ cơ thể. Khi bị kích thích quá mức, hệ thống này làm tăng nhiệt độ cơ thể và từ đó kích thích tuyến mồ hôi khiến tay trở nên “ướt át”.

Tại sao không kiểm soát được việc đi tiểu khi sợ hãi?

Nếu vì quá sợ hãi mà trót tè ra quần thì cũng đừng quá xấu hổ bởi đó là lỗi của hệ viền. Đây là phần của não kiểm soát phản ứng “đánh hay chạy”, tấn công và biểu lộ cảm xúc, chức năng tự động, hành vi cũng như những mặt liên quan đến nội tiết trong cơ thể. 

Thông tin khoa học đã chứng minh tín hiệu thần kinh là nguyên nhân của hiện tượng 'xấu hổ' này

Thông tin khoa học đã chứng minh tín hiệu thần kinh là nguyên nhân của hiện tượng 'xấu hổ' này

Kiểm soát bàng quang thực sự là một thao tác tinh vi của não. Có một khu vực của não tên là trung tâm tiểu tiện của cầu não, có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin về áp lực nước ở bàng quang và đưa ra quyết định “giải thoát” áp lực đó.  Tuy nhiên để tránh việc ta đi tiểu mỗi khi bàng quang đầy, vỏ não trước trán có thể gửi đi một tín hiệu ức chế hoạt động này. Khi bị căng thẳng, những tín hiệu này lại có thể bị ghi đè bởi tín hiệu điện từ hệ viền và bàng quang không bị khống chế nữa mà tự “giảm áp lực”.

Vì sao người mộng du có thể tránh đâm đầu vào tường?

Các nhà khoa học Mỹ khám phá ra rằng, những tế bào định hướng trong bộ não khi chúng ta ngủ vẫn tích cực hoạt động như khi chúng ta thức. Phát hiện này dựa vào một khám phá hồi năm ngoái rằng, "hệ thống định vị" của bộ não, bao gồm các cụm tế bào nằm rải rác, đã mang lại cho chúng ta cảm nhận về phương hướng.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra thông tin khoa học về hiện tượng mộng du

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra thông tin khoa học về hiện tượng mộng du

Các chuyên gia đã nghiên cứu sóng não ở chuột trong lúc ngủ, kể cả giai đoạn động mắt nhanh (REM), khi hoạt động mơ của con người diễn ra tích cực nhất và hoạt động điện não gần như không khác biệt với khi thức. Họ nhận thấy, trong khi ngủ sâu, "kim" của la bàn não ở chuột dịch chuyển cùng tốc độ với khi chúng thức.

Công việc cũng có thể gây dị ứng?

"Dị ứng với công việc" là từ thường dùng cho ai đó lười biếng và không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nhiều người có thể rơi vào tình trạng sốc phản vệ nếu phải làm việc. Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng và thường xảy ra trong vài phút tiếp xúc với dị nguyên. Biểu hiện của sốc phản vệ là mề đay, cảm giác nóng, khó thở, buồn nôn, chóng mặt hoặc ngất xỉu xuất hiện.

Tin khoa học đưa ra rằng công việc cũng có thể là một nguyên nhân sốc phản vệ

Tin khoa học đưa ra rằng công việc cũng có thể là một nguyên nhân sốc phản vệ

Cơ chế chính xác của hiện thượng dị ứng này vẫn là một bí ẩn. Nhiều người cho rằng, cảm giác căng thẳng, những thay đổi trong chuyển hóa cùng với áp lực công việc khiến sốc phản vệ xảy ra. Nếu không điều trị, các biến chứng của nó có thể khiến người bệnh tử vong.

Anh Toàn (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang