7 quan niệm sai lầm khi chăm sóc, bảo vệ da từ trước tới nay

author 13:25 04/02/2015

(VietQ.vn) - Tin khoa học về sức khỏe mới đây sẽ rất hữu ích giúp cho con người tránh được những sai lệch trong việc ứng dụng một số phương pháp chữa trị, chăm sóc, và bảo vệ da trong cuộc sống thường ngày.

Theo tin khoa học  sức khỏe trên tờ ABC của Astralia gần đây, có rất nhiều kết luận sai lệch về chức năng da trên cơ thể con người. Dưới đây là những nhận định về cơ chế hoạt động của da đến từ các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về bộ phận này.

Ung thư da chỉ xuất hiện trên phần da tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời

Giáo sư Ian Olver- chủ tịch Hội Đồng Ung Thư Da tại Úc khẳng định điều này là không đúng, bởi ung thư da có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể. Do các tia cực tím của mặt trời gây thiệt hại gen của con người, và điều này khác xa những nguyên nhân chính gây ung thư da. Từ trước tới nay, ‘ánh sáng mặt trời là nguyên nhân duy nhất khiến bị ung thư da’ là một nhận định hoàn toàn sai lệch. Bởi vì ung thư da có thể xuất hiện trên bất cứ bộ phận nào kể cả khi bộ phận đó ít khi phải tếp xúc với ánh sáng mặt trời như: lòng bàn chân hay xung quanh bộ phận sinh dục. Đó là một gen xấu được thừa hưởng chứ không phải do tia cực tím gây nên ung thư da.

Tin khoa học mới nhất về ung thư da

Tin khoa học mới nhất về ung thư da

Khoảng 10 phần trăm khối u ác tính, dạng nguy hiểm nhất của ung thư da, nằm ở những người có tiền sử gia đình mang khối u ác tính. Ở những người này, nguy cơ ung thư da sẽ cao hơn so với những người khác. Nhưng ngay cả khi người không mang gen di truyền cũng có thể bị ung thư da trên bất cứ  bộ phận nào của cơ thể. Điểm mấu chốt là, cho dù đó là một phần cơ thể tiếp xúc ánh nắng hay không thì con người cần phải nhận thức được những thay đổi trong cơ thể dẫn đến bệnh ung thư.

Sử dụng kem vitamin E hàng ngày sẽ làm mờ vết sẹo

Đây là một nhận định không chính xác. Theo nghiên cứu khoa học cho thấy kem vitamin E không có tác dụng trên những vết sẹo. Tiến sĩ Phillip Artemi, bác sĩ da liễu tại Sydney, bí thư trường đại học tại Úc đã nghiên cứu vấn đề trên và khẳng định vitamin E hoàn toàn không có tác chữa lành những vết sẹo. Đó chỉ là khi cơ thể có một vết sẹo và sau một quá trình tái tạo tự nhiên dần trên da sau khoảng 12 tháng sẽ hồi phục lại.

Tin khoa học mới khẳng định vitamin E không có chức năng làm mờ sẹo

Tin khoa học mới khẳng định vitamin E không có chức năng làm mờ sẹo

Thực tế các nghiên cứu hiện đại cho thấy việc áp dụng vitamin E để chữa lành sẹo là không đúng. Gần một phần ba trường hợp vitamin E gây ra kích ứng da thông thường được gọi là viêm da. Một số loại băng rô có thể giúp cải thiện những vết sẹo trong giai đoạn đầu, nhưng sau khoảng một năm, chỉ có phương pháp điều trị từ bác sĩ da liễu có thể hữu ích.

Lạm dụng nước biển giúp chữa lành vết thương

Điều này không hoàn toàn đúng cho mọi trường hợp.  Đôi khi nó cũng có thể làm cho vết thương loét nặng hơn. Nước muối biển được sử dụng trong việc điều trị vết thương nhằm ngăn chặn sự nhiễm khuẩn, thế nhưng nước biển thì không phải là ‘tinh khiết’.

Lạm dụng nước biển để chữa vết thương là quan niệm sai lầm

Theo tin khoa học về sức khỏe 'lạm dụng nước biển để chữa vết thương' là quan niệm sai lầm

Giáo sư Bart Currie chuyên nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm nhận định: Trước khi đi tắm biển với mục đích là chữa thương, người bị thương cần phải xem xét thực trạng miễn dịch của bản thân, tình trạng của vết thương, thực trạng của nước biển có là nơi tiềm ẩn của các bệnh truyền nhiễm hay không. Các vùng cửa sông và nhiều tảng đá hoặc san hô đặc biệt nguy hiểm. Vi khuẩn tồn tại rất nhiều trong các vùng biển gần thủy sản, mỏ, trang trại, cống thoát nước mưa và nước thải nhà máy; dòng chảy từ này là đặc biệt xấu sau thời kỳ mưa lớn. Và các vùng nước nhiệt đới có nguy cơ phát triển nhiều các vi khuẩn nhất. Vì vậy, theo khoa học, về cơ bản là không nên lạm dụng việc tắm biển là một cách để chữa trị vết thương hở.

Loại da có nồng độ SPF chống nắng cao thì có thể đứng dưới ánh mặt trời lâu

Các yếu tố chống nắng (SPF) của kem chống nắng quyết định khả năng chống lại ánh nắng của da. Vì vậy, nếu làn da bình thường có thể chịu dưới ánh nắng trong 10 phút với điều kiện nhất định mà không cần kem chống nắng, thì với việc sử dụng kem chống nắng, cơ thể sẽ chịu được khoảng 300 đén 500 phút tùy vào nồng đọ của SPF. Giám đốc nghiên cứu tại Hội đồng Ung thư WA, ông Terry Slevin khẳng định, chỉ khi người dùng đúng cách kem chống nắng thì sẽ đạt được nồng độ SPF cao.

Dùng chất chứa bơ để chữa bỏng

Về khoa học, nhận định trên hoàn toàn sai lầm; chất bơ không những không chữa lành bỏng mà còn có thể gây hại thêm. Các kết luận của việc sử dụng chất bơ để điều trị bỏng có từ đầu những năm 1900. Tiến sĩ Leila Cuttle, một nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Bỏng và Chấn thương ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng Hoàng Gia Brisbane cho biết: "Mọi người nghĩ rằng chất nhờn giống như bơ và các chất bột như bột mì là hữu ích mà không nghiên cứu kỹ hơn, liên tục trong 1 thời gian sau đó mà chỉ nhìn vào kết quả tước mắt để kết luận hiệu quả của nó.

Chất chứa bơ không có tác dụng với vết bỏng- khám phá mới của thông tin khoa học cho sức khỏe

Khám phá mới của thông tin khoa học cho sức khỏe khẳng định chất chứa bơ không có tác dụng với vết bỏng

Chất bơ có thể chứa vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng,chắc chắn nó sẽ không làm cho vết bỏng cải thiện tốt hơn.Vết bỏng liên tục tiếp xúc với nước lạnh trong 20 phút có thể để ngăn ngừa sẹo. Quá trình này có thể làm việc bất cứ lúc nào trong vòng ba giờ sau khi bị thương.

Sử dụng các loại kem chống lão hóa

Chỉ khi sử dụng kem chống nắng thì mới thực sự có tác dụng cho việc chống lão hóa trên khuôn mặt. Phó giáo sư bác sĩ da liễu Stephen Shumack, chủ tịch trường đại học tai Úc khẳng định: Các loại kem chống lão hóa được quảng cáo trên các phương tiện quần chúng thật khó có thể kiểm nghiệm chính xác hay được tin tưởng tuyệt đối nếu không nhờ vào quảng cáo.

 Ngoài việc quảng cáo thì không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy chất lượng sử dụng kem chống lão hóa sẽ giúp cho làn da khỏi lão hóa. Tuy nhiên, kem chống nắng có thể sẽ giúp làm chậm lại những tác động gây nên sự lão hóa nhanh trên da.

Khi mặt đỏ thì huyết áp cao

Bác sĩ tim mạch, Giáo sư Garry Jennings nói: Người có khuôn mặt đỏ không phải là một dấu hiệu của bệnh cao huyết áp. Khuôn mặt đỏ có thể có nhiều nguyên nhân trong đó có trứng cá đỏ (một tình trạng da mà còn có thể gây ra sưng và đau), dị ứng, tình trạng viêm, sốt, và bị cháy nắng. Thuốc (bao gồm cả một số được sử dụng để hạ huyết áp) cũng có thể gây ra một khuôn mặt đỏ như một tác dụng phụ. Bửi vậy rất khó có thể khẳng định được rằng người có khuôn mặt đỏ bị cao huyết áp. Điều đó không có nghĩa là khi mặt hay đỏ là huyết áp cao..

Thông tin khoa học dành cho sức khỏe thì khi khuôn mặt đỏ không đồng nghĩa với việc huyết áp cao

Thông tin khoa học dành cho sức khỏe thì khi khuôn mặt đỏ không đồng nghĩa với việc huyết áp cao

Trong thực tế, cao huyết áp-khi các lực tuần hoàn máu tác động lên thành động mạch lớn hơn bình thường - gần như không biểu hiện ra bên ngoài.Cao huyết áp có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu hay khó thở. Và quan niệm sai lầm là một trong những yếu tố có thể làm tăng huyết áp tức thời sẽ gây ra hiện tượng khuôn mặt đỏ mà là do việc tập thể dục hay uống rượu. Nhưng việc khuôn mặt đỏ ửng do rượu, tập thể dục hoặc những cảm xúc, những thay đổi của cơ thể hoàn toàn khác với việc mặt đỏ do huyết áp cao.

Thùy Nguyễn


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang