Tìm hiểu kiểu giao phối đặc thù của 6 loài động vật

author 22:07 16/02/2015

(VietQ.vn) - Mới đây, tin tức khoa học trên nhiều tờ báo quốc tế đã cho người đọc biết thêm thông tin về kiểu giao phối đặc thù của 6 loài động vật như gấu túi, bạch tuộc, ruồi Ulidiid, cá vây chân, chim cánh cụt, nhím.

Theo tin khoa học trên tờ Live Science, một số loài động vật khác nhau "thu hút" đối phương theo cách đặc thù. Thông thường, con đực sẽ tạo "tín hiệu" để hấp dẫn con cái:Ví dụ gấu túi đực rống lên, chim cánh cụt đực có thể xây dựng một tổ mới hoặc là hót cho các con chim cái khác nghe, hay bạch tuộc đực phải chạy trốn để tránh những con bạch tuộc cái hay ăn thịt đồng loại. Dưới đây là cách giao phối của một số loài:

Gấu túi

Gấu túi đực kêu rống lên để gọi "người tình" lúc nửa đêm trong khoảng từ 12:00-4:00 sáng trong mùa giao phối (xuân và hè), đặc biệt là trước những đối phương tiềm năng. nhà nghiên cứu loài gấu túi tại trường Đại học Queensland ở , Bill Ellis cho biết đây được coi như là cách để "hấp dẫn" những con gấu túi cái.

Tin khoa học mới về cách giao phối của loài gấu túi

Tin khoa học mới thú vị về cách giao phối của loài gấu túi

Những con gấu túi cái chọn một người "bạn đời" mới mỗi năm nhờ tiếng rống. Con gấu túi cái sẽ tự tìm đến lãnh thổ của con gấu túi đực để nhìn rõ người "bạn tình". Nếu không hài lòng, gấu túi đực sẽ kêu và bỏ đi bằng mọi cách. Đối với loài gấu túi, khi giao phối, con đực trèo lên lưng của con cái, cắn vào gáy con cái để được "làm tình".

Nhím

Trên thế giới, nhím được chia thành hai nhóm lớn: Nhóm cũ và nhóm mới. Nhím cũ sống trên mặt đất và ở bầy đàn, trong khi nhóm nhím mới sống trên cây và thường hoạt động riêng lẻ. Mỗi nhóm có cách giao phối khác nhau.

 Thông tin khoa học hữu ích về cách giao phối của nhím

Thông tin khoa học hữu ích về cách giao phối của nhím

Chuyên gia về nhím tại  New York, giáo sư  Uldis Roze cho biết: Loài nhím sống rất 'chung thủy' với nhau trong suốt cả năm. Còn đối với nhóm nhím mới, điển hình là nhím Bắc Mỹ, những con nhím cái chỉ "màu mỡ" trong tám đến 12 giờ một năm. Mùa giao phối xảy ra trong tháng Chín, khi con cái tiết ra chất nhầy có mùi nặng ở âm đạo và sử dụng nước tiểu để thu hút con đực. Các con đực có thể phải giao đấu ác liệt với nhau để có cơ hội giao phối. Con chiến thắng trèo lên các cành cây thấp và phun nước tiểu kích dục con cái. Nếu không hài lòng, con cái sẽ bỏ đi và không quan tâm, còn nếu vừa lòng thì chúng sẽ cong đuôi của mình lên lưng để giao phối với con đực.

Chim cánh cụt

Mùa giao phối của hầu hết các chú chim cánh cụt xảy ra vào mùa hè ở vùng Nam Cực, khoảng từ tháng Mười đến tháng Hai. Để thu hút những con cái, chim cánh cụt đực sẽ tạo một cái tổ hoàn toàn mới với sự hỗ trợ của những con chim cái đã giao phối với chúng từ năm trước.

Kiểu giao phối độc đáo của chim cánh cụt được biết từ tin khoa học

Khám phá kiểu giao phối độc đáo của chim cánh cụt từ tin khoa học

Nhà nghiên cứu chim cánh cụt tại Đại học Auckland ở New Zealand, Emma Marks cho biết:"Nếu con cái đã giao phối trước đây của con đực đến thì nó sẽ '"đá" con cái kia ra khỏi tổ. Ngoài ra, chim cánh cụt đực không làm tổ mà có thể kêu để thể hiện bản thân và được giao phối với con cái . Sau khi đã chọn được "người bạn đời", hai con chim cúi đầu, rỉa lông và gọi nhau. Sau đó, khi giao phối, con cái nằm xấp xuống mặt đất để con đực trèo lên lưng của mình".

Bạch tuộc

Tin khoa học ấn tượng về thói quen sống kỳ lạ của loài bạch tuộc

Tin khoa học ấn tượng về thói quen sống kỳ lạ của loài bạch tuộc

Bạch tuộc đực dùng dương vật có thể tách rời và dễ tái tạo lại có tên là hectocotylus chèn vào khoang áo của con cái để giao phối. Bạch tuộc đực tìm kiếm đối phương trong phạm vi rộng. Nhưng khi đã tìm thấy con cái, bạch tuộc đực phải cẩn thận, bởi vì con cái thường sẽ ăn thịt con đực sau khi đã giao phối.

 Cá vây chân

Tin khoa học mới về loài cá vây chân

Tin khoa học mới lạ về loài cá vây chân

Rất ít người nhìn thấy được cá vây chân, bởi vì chúng sống ở vùng biển sâu, ở độ sâu dưới 948 feet (300 mét). Con đực nhỏ hơn nhiều so với con cái và cả đời con đực sẽ đi tìm con cái. Con đực có thể sử dụngmắt để xác định vị trí của một con cái. Một khi tìm thấy, con đực sẽ bám vào con cái để kết hợp các mô của chúng với nhau. Sau khi giao phối, con đực sẽ vĩnh viễn phụ thuộc vào các chất dinh dưỡng có trong con cái.

Ruồi Ulidiid

Thông tin khoa học cho biết kiểu giao phối đặc thù của ruồi Ulidiid

Thông tin khoa học cho biết kiểu giao phối đặc thù của ruồi Ulidiid 

Sau khi các con cái bay  đến với con đực, chúng sẽ ăn tinh trùng của con đực. Các nhà nghiên cứu phát hiện cách giao phối kỳ lạ này trong tất cả các cặp giao phối với 74 con họ nghiên cứu. Một phần tư cơ thể con cái không chứa tinh trùng sau khi ăn của con đực, chứng tỏ chúng có khả năng kiểm soát lượng tinh trùng lưu trữ trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu cho biết dù các con cái bay dai dẳng theo để nhận được tinh trùng từ con đực, nhưng chúng sẵn sàng có thể loại bỏ tinh trùng đó ra khỏi cơ thể. Tinh trùng cũng có thể là một chất dinh dưỡng cho con cái.

Thùy Nguyễn


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang