Những lần ‘quái vật’ hiếm sa lưới ngư dân Úc

author 16:48 03/02/2015

(VietQ.vn) - Tin khoa học mới nhất, các ngư dân tại Úc đã bắt được một loài các mập cực hiếm được coi là “khủng long sống”, trước đó, ngư dân nước này cũng từng tìm thấy một con cá nhám mang xếp mang đặc điểm nguyên thủy của các mập.

Tin khoa học mới nhất trên báo Vietnamnet, ngư dân Úc đã bắt được ở ngoài khơi bờ biển New South Wales, Australia, một loài cá mập vô cùng hiếm được coi là “khủng long sống”. Loài cá mập Goblin rất hiếm gặp vì chúng thường sống tại vùng nước gần đáy biển cách bề mặt khoảng 1.200m. Chúng không thích ánh nắng Mặt trời và thích bóng tối dưới đáy biển. Vì thế, chúng còn được gọi là ‘cá mập ma cà rồng’.

Tin khoa học mới nhất về cá mập cực hiếm sa lưới ngư dân Úc

Tin khoa học mới nhất về cá mập cực hiếm sa lưới ngư dân Úc

Tuy nhiên, các ngư dân đã bắt được con cá này ở độ sâu cách mặt nước 609m gần Green Cape ở ngoài khơi bờ biển New South Wales, Úc. Sau đó, nó được đưa tới công viên hải dương Wharf ở Merimbula để các nhà khoa học nghiên cứu.

Cá mập Goblin là loài duy nhất còn sống sót trong họ cá mập Mitsukurinidae xuất hiện trên Trái đất cách đây 125 triệu năm.

Trước đó, những ngư dân tại Úc cũng bắt được một con cá có hình thù cổ quái và rất đáng sợ gần hồ Entrance, Victoria. Con cá lạ này dài gần 2m, cơ thể màu nâu sẫm và đặc biệt là sở hữu hàm răng 300 chiếc sắc nhọn như dao cạo.

Trước đó, ngư dân Úc cũng bắt được một loài cá có hình thù kỳ quái

Trước đó, ngư dân Úc cũng bắt được một loài cá có hình thù kỳ quái

Qua xác minh, con quái vật này có tên cá nhám mang xếp, tên khoa học Chlamydoselachus anguineus, là một loài cá mập thuộc chi Chlamydoselachus, họ Chlamydoselachidae. Loài cá này có nguồn gốc từ cách đây 80 triệu năm, mang những đặc điểm của cá mập nguyên thủy thời kỳ khủng long và được ví như “hóa thạch sống” dưới lòng đại dương.

Con cá mập này bị bắt ở độ sâu 700 mét dưới mực nước biển, điều này khá bất thường vì loài cá này thường sinh sống ở độ sâu 1500 mét dưới mực nước biển. Đây là loại cá có giá trị kinh tế cao do khó đánh bắt. Tuy vậy, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã đánh giá chúng là loài gần bị đe dọa tuyệt chủng, Dân Trí đưa tin.

Đinh Ly

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang