Tin mới nhất tìm xác chị Huyền ngày 2/1: Nhà khoa học, bác sỹ đều "bó tay"!

author 13:21 02/01/2014

(VietQ.vn) - Trao đổi với phóng viên về kế hoạch, dự định tìm kiếm trong thời gian tới, ông Phạm Đức Quang (cậu của chồng nạn nhân Huyền) cho biết trước hết sẽ chờ động thái của bên phía cơ quan chức năng, sau đó gia đình mới tiếp tục lên phương án tìm kiếm mới.

Sự kiện:

Gia đình nạn nhân vụ bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác phi tang và nhóm các nhà khoa học Tiến sĩ Vũ Văn Bằng - Phó Viện trưởng Viện công nghệ nước và môi trường (Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) đã tiến hành tìm xác chị Huyền tại nhà riêng bác sĩ Tường và cơ sở thẩm mỹ viện Cát Tường.

Đầu tiên, đoàn tìm kiếm đã đến riêng của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ở Trần Cung, Từ Liêm, Hà Nội, và kết quả máy bức xạ từ của Tiến sĩ Bằng cho biết xác chị Huyền không bị phi tang tại đây. 

Tiếp đó, nhóm các nhà khoa học lại cùng đại diện gia đình lại đến thẩm mỹ viện Cát Tường (Giải Phóng, Hà Nội) để kiểm tra tiếp. Khi dùng máy bức xạ từ để kiểm tra thì đã phát tín hiệu mạnh tại thẩm mỹ viện Cát Tường.

Tiến sĩ Bằng cho hay là sau khi thấy máy bức xạ từ quay tít tại khu vực đó, ông đã báo ngay với cơ quan cảnh sát điều tra. Nhận được tin báo, một lãnh đạo cơ quan cảnh sát điều tra công an TP Hà Nội cho biết, họ sẽ bàn với đội phá án tiến hành làm rõ. Song ông cũng chưa biết cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành như thế nào còn "cá nhân tôi, luôn mong muốn cơ quan cảnh sát điều tra tìm kiếm kỹ ở thẩm mỹ viện Cát Tường".

Tiến sĩ Bằng cũng đưa ra giả thiết rất có thể chỉ có một phần thi thể nạn nhân đang ở thẩm mỹ viện Cát Tường. Từ giả thiết đó có thể lý giải tại sao thi thể nạn nhân Huyền đến lúc này chưa nổi và không thể nổi. 

Trong một diễn biến khác, trao đổi với phóng viên về kế hoạch, dự định tìm kiếm trong thời gian tới, ông Phạm Đức Quang (cậu của chồng nạn nhân Huyền) cho biết trước hết sẽ chờ động thái của bên phía cơ quan chức năng, sau đó gia đình mới tiếp tục lên phương án tìm kiếm mới.

 

 

Bác sỹ Phạm Kim Bình, trưởng khoa Giải phẫu bệnh – Pháp y bệnh viện Việt Đức đã chia sẻ một số kiến thức về pháp y, tử thi và những ý kiến của riêng ông đối với trường hợp nạn nhân của thẩm mỹ viện Cát Tường. 

Trưởng khoa Phạm Kim Bình chia sẻ: "Thực chất, với mỗi bác sỹ, không cần có kiến thức chuyên ngành pháp y cũng hiểu rằng 40 ngày ngâm nước, thi thể sẽ bị rữa ra hết. Rồi khi phần mềm bị phân hủy, chỉ còn phần cứng là xương sẽ tự rơi rụng mỗi nơi một chút."

Những ngày mới xuống nước, kể cả thi thế có bị trương hoặc bắt đầu phân hủy, với pháp y trung ương hoặc pháp y quân đội, họ có đủ thiết bị và phương pháp để tìm ra tình trạng nạn nhân trước khi tử vong, tử vong trước hay sau khi xuống nước, nguyên nhân tử vong…

Từ đó có thể định tội của Tường một cách chính xác. Nhưng nếu đã bị phân hủy hết, tôi e là khó có thể tìm kiếm được thêm thông tin gì". 

Ông Bình phân tích thêm: "Ví dụ như trong trường hợp tử vong do sốc phản vệ, hoặc do quá trình hút, bơm mỡ tất cả những chứng cứ này chỉ có thể tìm thấy trên phần mềm như da thịt, nội tạng. Tìm thấy xương sẽ phục vụ được việc có bị hành hung trước khi tử vong không, nhưng xương bị thất lạc, tìm được phần này thì thiếu phần kia, nên khả năng nhận được câu trả lời cũng là rất khó. 

Trong trường hợp này, nếu Tường bọc kín nạn nhân như trong túi nilon, bao tải… thì dù có phân hủy phần mềm, thì xương cũng không bị thất thoát, tìm được xương sẽ là điều may mắn, bên pháp y sẽ có nhiều thông tin để điều tra hơn. Còn nếu không được bọc trong túi, xương thất thoát, thì đó quả thực là điều bất hạnh cho gia đình nạn nhân.”

 

 

Bác sỹ Bình cũng nhấn mạnh: “Pháp y Việt Nam, pháp y quân đội rất giỏi, họ có rất nhiều biện pháp chuyên sâu, cũng như máy móc trang thiết bị, nếu tìm thấy thi thể nạn nhân, hoặc xương, có thể sẽ có biện pháp nào đó, dù hi vọng không cao.

Do đó, gia đình và phía điều tra chắc chắn sẽ không thôi nỗ lực tìm kiếm. Dù không giúp ích được gì cho pháp y, nhưng chỉ tìm thấy một chút nào đó của nạn nhân, sẽ là liều thuốc tốt nhất xoa dịu nỗi đau của gia đình họ”.

Trước đó, PV Chất lượng Việt Nam có cuộc trao đổi với Bác sỹ Nguyễn Bá Kinh, Giám đốc chuyên môn người có kinh nghiệm trong giải phẫu Bệnh viện Đa KHoa Hà Nội để làm rõ 1 số nghi vấn:

Với 1 xác chết thông thường ném xuống sông, theo bác sĩ thì phải mất bao lâu mới nổi lên?

Chỉ trong vòng 2-3 ngày thì các nội tạng đã phải phình hơi lên rồi.

Trong suốt thời gian làm nghề của mình, BS đã từng chứng kiến có trường hợp nào bác sĩ lấy lục phủ ngũ tạng rồi ném xuống sông thì xác sẽ lâu nổi hơn?


Tôi nghĩ rằng trong trường hợp của Nguyễn Mạnh Tường sẽ không đủ thời gian để kịp làm động tác đấy bởi hiện trường sẽ rất khó xóa dấu vết.

Nếu thực hiện hành vi đó sẽ mất rất nhiều thời gian. Một mình anh ta làm sẽ khó. Nếu có 2 người thì sẽ dễ lộ thêm. Bí mật mà đã đến người thứ 2, thứ 3 rồi thì sẽ rất khó. Tức là trong trường hợp này đối với tính mạng con người thì người ta về mặt tâm linh khi xúc phạm tự dưng người ta nghĩ đến thì họ sẽ không thể làm được.

Nếu muốn để xác chìm xuống lâu hơn, ở Việt Nam đã có thuốc hay loại hóa chất nào tiêm vào giúp cho việc này diễn ra chưa thưa bác sĩ?

Cái phân hủy xác cũng giống như muốn nấu 1 nồi cơm không thể trong vòng 1-2 phút là chín được. Phải có thời gian nhanh chậm. Với trường hợp phân hủy 1 con người không thể nhanh thế được trừ trường hợp gì đặc biệt để thiêu hủy.

 

 

 

Ở đây tôi nghĩ từ hôm đó đến nay việc khai thác BS Tường lại chưa có thêm thông tin gì mới. Không biết BS Tường đã nói thật hay chưa. Ở đây có lẽ chúng ta nên cho BS nghe ý kiến của người thân, gia đình nạn nhân thì tinh thần của BS Tường cũng đã bị “khủng bố” lắm rồi. 

Theo ông vì sao trong quá trình phẫu thuật thẩm mĩ khiến chị Huyền chết. Gần đấy có BV Bạch Mai tại sao BS Tường lại không đưa nạn nhân vào cấp cứu?

Do bác sĩ Tường công tác ở BV Bạch Mai. Nếu đưa nạn nhân vào đó BS Tường có thể sợ bị lộ hành vi của mình nên mới cố gắng che dấu bằng cách phi tang xác mà không đưa đi cấp cứu.

Nếu BS có lương tâm thì họ sẽ nghĩ đến việc dù bại lộ cũng phải cứu người ta rồi mới cứu được mình. Nếu không cứu được người ta thì tội mình cũng lớn song việc ném xác phi tang người ta như thế bản thân tôi nghĩ rằng, con người sẽ không ai cư xử như thế. Đó là điều đau xót nhất.

Nhiều bạn đọc đặt nghi vấn xác nạn nhân bị chặt ra làm nhiều đoạn khác nhau rồi ném xuống sông Hồng. Ở góc độ chuyên môn theo BS việc này BS Tường có thể thực hiện được hay không?

Trong khoảng thời gian tháo khớp thì thân vẫn phải giữ nguyên. Ở đây BS Tường nếu có đầy đủ phương tiện thì BS có thể dùng các loại dao mổ khác nhau. Chỉ cần cắt dây chằng. Và hoàn toàn có thể tháo rời xác nạn nhân ra.

Tôi nghĩ rằng, ở đây BS Tường sẽ không còn tâm trí nào để nghĩ đến hành động “chia nhỏ xác” bởi mục tiêu của BS Tường chỉ là giải quyết thật nhanh cái xác. Song việc anh ta có quãng thời gian đi ra ngoài là điều cần phải làm rõ anh ta đi đâu? Làm gì trong quãng thời gian ở bên ngoài đó?

Cần phải hỏi rõ cách thức giải quyết xác nạn nhân của BS Tường và bảo vệ thẩm mĩ viện để đối chứng và từ đó tìm ra đúng, sai trong lời khai của 2 người này và những nhân viên khác. Cách thức giải quyết xác nạn nhân cần phải được hỏi từng nhân viên ở thẩm mĩ viện.

Vậy còn nghi vấn bạn đọc cho rằng không loại trừ khả năng lục phủ ngũ tạng bị lấy ra trước khi ném xác xuống sông Hồng?

Lấy lục phủ ngũ tạng nghĩa là lấy được ruột của nạn nhân và phổi. Ít nhất phải có 2 người và đầy đủ dụng cụ thì sẽ mất khoảng 1 giờ đồng hồ. Nếu làm ào ào sẽ dễ lộ hơn.

Trong trường hợp cụ thể chị Huyền nếu chị ý chết lâm sàng khi phẫu thuật thì sẽ được hiểu như thế nào thưa bác sĩ?

Chết lâm sàng như chúng tôi hiểu đơn giản nhất nghĩa là tim ngừng đập, phổi ngừng thở, não còn sống. Vì thế chết lâm sàng có thể cứu được khi nào làm cho tim đập lại phổi thở lại. Và trong vòng xung quanh khoảng 3 phút chết lâm sàng thì có thể cứu. Nếu quá thời gian đó sẽ rất khó.

Nghĩa là sau thời gian 3 phút sẽ không cứu được?

Sẽ sống theo dạng thực vật. Sống sẽ không biết gì. Trừ 1 số trường hợp đặc biệt. Ở đây trong trường hợp chị Huyền muốn xác định chết lâm sàng cũng rất khó vì lúc này phải xem điện tim nằm trên 1 đường thẳng và không thể, điện não vẫn còn. Lúc đó mới được coi là chết lâm sàng.

Giả sử trong trường hợp tìm thấy xác của chị Huyền với thời gian mấy chục ngày như thế thì liệu các BS có thể xác định được nguyên nhân chết của chị ý hay không?

Việc này phải do bên pháp y họ tiến hành khám nghiệm. Có thể xác định. Ở đây tôi chỉ nói là có thể thôi.

Nghĩa là có khẳng định tìm ra  được 100% nguyên nhân chính xác do đâu không thưa bác sĩ?

Theo tôi nghĩ thì không thể khẳng định được 100%.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đan Phong 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang