Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay ngày 30/11

author 07:04 30/11/2014

(VietQ.vn) – Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay ngày 30/11 đề cập đến các sự kiện gồm Diễn đàn "Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp", chế tạo robot thám hiểm điều khiển wifi, biến chất thải con người thành nhiên liệu tên lửa và máu nhân tạo từ cây củ cải đường.

Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay ngày 29/11 trong nước

Diễn đàn "Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp"

Ngày 26/11/2014 vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) đã tổ chức Diễn đàn “Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp 2014”. Tham dự Diễn đàn có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh cùng các đại biểu là các nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao những kết quả đạt được trong thời gian qua của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế về hoạt động đổi mới sáng tạo nói chung và đổi mới sáng tạo dành cho người thu nhập thấp nói riêng. Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ luôn ủng hộ và khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo và mong muốn những ý tưởng đổi mới sáng tạo có tính khả thi sẽ được thương mại hóa ra thị trường và phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

 

Tin khoa học công nghệ trong nước mới nhất ngày 30/11 là Diễn đàn 'Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp'

 

Tin khoa học công nghệ trong nước mới nhất ngày 30/11 là Diễn đàn "Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp". Ảnh Bộ Khoa học và Công nghệ

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, với thông điệp “Liên kết hợp tác, thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở Việt Nam”, Diễn đàn nhằm mục đích chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về đổi mới sáng tạo và tăng cường kết nối với các nguồn lực, mạng lưới hợp tác tiềm năng nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, viện nghiên cứu, các trường đại học và cá nhân trong việc nghiên cứu, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô ứng dụng và thương mại hóa.

Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức tham gia Diễn đàn đã cùng thảo luận thống nhất và ra tuyên bố chung về việc đẩy mạnh hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp với sự tham gia của đại diện các chương trình, dự án về hỗ trợ đổi mới sáng tạo và kinh doanh hướng tới người thu nhập thấp được thực hiện tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2013-2018.

Chế tạo robot thám hiểm điều khiển wifi

Với mô hình “robot thám hiểm điều khiển wifi”, Nguyễn Trọng Thủy, học sinh lớp 9A Trường THCS Bình An Thịnh (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã giành giải nhất Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật thanh thiếu niên toàn quốc năm 2014.

Với mô hình sáng tạo quạt đèn Led, Thủy đã đạt giải Nhì Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 8 năm 2012 và huy chương vàng ở Triển lãm sáng tạo khoa học công nghệ châu Á dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên, tổ chức tại Malaixia năm 2013.

Năm 2013, Thủy tiếp tục chế tạo robot tránh vật cản. Đây là robot sử dụng công nghệ cảm biến sóng siêu âm, khi di chuyển gặp vật cản, robot tự chuyển hướng. Thủy hy vọng, trong tương lai, robot của mình có thể được dùng để thám hiểm ở những nơi nguy hiểm mà con người chưa thể đặt chân tới…

 

Tin khoa học công nghệ trong nước nổi bật hôm nay là một học sinh lớp 9 ở Hà Tĩnh đã chế tạo thành công robot thám hiểm điều khiển wifi

 

Tin khoa học công nghệ trong nước nổi bật hôm nay là một học sinh lớp 9 ở Hà Tĩnh đã chế tạo thành công robot thám hiểm điều khiển wifi. Ảnh Bộ Khoa học và Công nghệ  

Với mô hình robot tránh vật cản này, Thủy đã giành giải Nhất Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 9 vào đầu năm 2014 và huy chương bạc tại Triển lãm sáng tạo khoa học công nghệ châu Á cho lứa tuổi thanh thiếu niên tổ chức tại Malaysia vào tháng 5/2014.

Tuy nhiên, niềm đam mê sáng tạo của Thủy không dừng lại ở đó. Cậu học sinh lớp 9 tiếp tục phát triển ý tưởng của mình từ robot tránh vật cản (được điều khiển bằng tay) thành robot thám hiểm điều khiển qua wifi. Sản phẩm này giành giải nhất Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 10 tại Hà Nội tháng 10/2014.

Robot thám hiểm điều khiển qua wifi đang được gửi đi tham dự Triển lãm sáng tạo khoa học công nghệ châu Á cho thanh thiếu niên. Thủy tin tưởng sản phẩm của mình sẽ là bước đột phá mới. Thủy nói: “Robot của em giờ đã kết nối được wifi, có thể điều khiển được qua smartphone”.

Tin tức khoa học công nghệ mới nhất hôm nay ngày  30/11 thế giới

Biến chất thải con người thành nhiên liệu tên lửa

Theo thông tin khoa học công nghệ thế giới mới nhất hôm nay, nhà khoa học Pratap Pullammanappallil và các cộng sự của Đại học Florida, Mỹ là những người tìm ra giải pháp tái sử dụng và biến chất thải của con người thành nhiên liệu tên lửa cho các sứ mệnh không gian trong tương lai.

Phân hủy kỵ khí là quá trình vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ và tiêu diệt mầm bệnh trong điều kiện không có oxy. Qua quá trình này, các nhà nghiên cứu có thể tạo hỗn hợp methane và carbon dioxide.

 

Tin khoa học công nghệ thế giới hôm nay: Pratap Pullammanappallil và quy trình biến chất thải của con người thành nhiên liệu

 

Tin khoa học công nghệ thế giới hôm nay: Pratap Pullammanappallil và quy trình biến chất thải của con người thành nhiên liệu. Ảnh University of Florida

"Methane có thể được sử dụng làm nhiên liệu tên lửa. Lượng nhiên liệu đủ để phi hành đoàn trở về Trái Đất từ Mặt Trăng", UPI dẫn lời Pullammanappallil nói. Ngoài ra, nó cũng có thể ứng dụng để cung cấp năng lượng cho lưới điện trên Trái Đất, biến rác thải thành nhiên liệu cho khuôn viên trường học, thị trấn hay bất kỳ nơi nào khác. Giải pháp này cũng sẽ giúp giải quyết vấn đề xử lý chất thải của các phi hành gia nghiên cứu dự án xây dựng cơ sở hoạt động trên Mặt Trăng năm 2024.

Máu nhân tạo từ cây củ cải đường

Theo thông tin khoa học công nghệ thế giới mới cập nhật, Hemoglobin, có nhiều trong cây củ cải đường (Beta vulgaris ssp. vulgaris) có thể được sử dụng để tạo ra một loại máu nhân tạo thay thế. Sci-news dẫn lời tiến sĩ Nélida Leiva-Eriksson từ Đại học Lund, Thụy Điển, cho hay: "Hemoglobin trong cây củ cải đường gần giống với hemoglobin của con người, đặc biệt là các mẫu tìm thấy trong não". Leiva-Eriksson và cộng sự tìm thấy hemoglobin có trong rễ, lá và hoa của cây.

 

Hemoglobin trong cây củ cải đường có thể được sử dụng để tạo ra một loại máu nhân tạo thay thế

 

Hemoglobin trong cây củ cải đường có thể được sử dụng để tạo ra một loại máu nhân tạo thay thế. Ảnh Nélida Leiva/ Lund University

Hemoglobin thực vật có chức năng hoàn toàn khác biệt, dù tương đồng với hemoglobin của con người. Chúng không dùng để vận chuyển oxy như trong máu của con người, mà liên kết với oxit nitric để các oxit nitric không trở thành chất độc hại, đồng thời giúp cây ngăn ngừa vi khuẩn.

Quá trình chiết xuất hemoglobin từ cây củ cải đường không quá phức tạp so với chiết xuất đường. Từ một hecta, nhóm nghiên cứu có thể sản xuất 1-2 tấn hemoglobin. Các nhà khoa học chuẩn bị thử nghiệm hemoglobin từ cây củ cải đường trên cơ thể động vật.

Nguyễn Dung (Tổng hợp)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang