Đọc báo hôm nay: Những tin tức mới cập nhật ngày 17/3/2015

author 08:56 17/03/2015

(VietQ.vn) - Tin tức mới cập nhật hôm nay ngày 17/3/2015 đề cập đến Việc miễn nhiệm 2 phó chủ tịch tỉnh Khánh Hòa, Giá dầu xuống thấp nhất 6 năm, Nhật Bản tăng cường lực lượng quân sự chống Trung Quốc...

Sự kiện: Đọc báo mới nhất hôm nay

Tin tức mới cập nhật hôm nay ngày 17/3/2015 trong nước

Miễn nhiệm 2 phó chủ tịch tỉnh Khánh Hòa

Theo Tin tức mới cập nhật trên báo Tiền Phong, tại kỳ họp bất thường ngày 16/3, HĐND tỉnh Khánh Hòa miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Trần An Khánh. Cũng trong kỳ họp này, HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Lê Xuân Thân.

Tin tức mới cập nhật hôm nay cho biết Khánh Hòa miễn nhiệm 2 phó chủ tịch tỉnh

Tin tức mới cập nhật hôm nay cho biết Khánh Hòa miễn nhiệm 2 phó chủ tịch tỉnh

HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng bầu ông Lê Xuân Thân làm Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, bầu ông Đào Công Thiên, Bí thư Huyện ủy Cam Lâm làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ông Trần An Khánh được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ định làm Bí thư Thành ủy Nha Trang từ ngày 2/3.

Giảm liền 4 phiên, giá dầu xuống thấp nhất 6 năm

Theo Vneconomy, giá dầu thô giảm 2% trong phiên giao dịch hôm qua (16/3), trong đó giá dầu tại thị trường Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm, do những tín hiệu cho thấy sản lượng dầu gia tăng ở Mỹ và Libya. Ngoài ra, khả năng đạt được một thỏa thuận hạt nhân tiến tới chấm dứt lệnh trừng phạt đối với Iran cũng gia tăng áp lực mất giá cho dầu.

Theo tin từ Reuters, một công ty cung cấp dữ liệu thị trường ước tính, trong tuần trước, kho dầu ở Cushing, Oklahoma đã tăng thêm 3 triệu thùng. Kho dầu này là điểm giao hàng dành cho các hợp đồng dầu thô giao sau tại Mỹ. Dữ liệu về sự gia tăng của kho dầu Cushing đẩy cao những lo ngại về dự trữ dầu thô của Mỹ có thể đạt mức cao kỷ lục tuần thứ 10 liên tiếp.

Tại Libya, sản lượng khai thác dầu đã tăng lên mức khoảng 490.000 thùng/ngày, cao gấp đôi so với mấy tuần gần đây - nguồn tin trong ngành dầu lửa cho hay. Trong khi đó, Mỹ và Iran đang nhích gần tới một thỏa thuận hạt nhân mang tính cột mốc dù giữa hai bên vẫn còn nhiều khác biệt về quan điểm. Một khi thỏa thuận này được ký kết, các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Tehran sẽ được dỡ bỏ, cho phép Iran tăng mạnh xuất khẩu dầu ra thị trường thế giới.

Lúc đóng cửa tại thị trường London, giá dầu thô Brent biển Bắc giảm 1,23 USD/thùng, còn 53,44 USSD/thùng. Trong phiên giao dịch, có lúc giá dầu Brent chạm đáy của 6 tuần ở mức 52,5 USD/thùng. Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau giảm 0,96 USD/thùng, đóng cửa ở 43,88 USD/thùng. Trong phiên, có lúc giá dầu loại này sụt gần 2 USD/thùng, xuống mức 42,85 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Các chuyên gia phân tích kỹ thuật nhận định, mức đáy tiếp theo của giá dầu ngọt nhẹ có thể là mốc 37 USD/thùng.

Tin tức mới cập nhật hôm nay đưa tin Giá dầu giảm xuống thấp nhất 6 năm

Tin tức mới cập nhật hôm nay đưa tin Giá dầu giảm xuống thấp nhất 6 năm

Không chỉ dầu mà các sản phẩm lọc hóa từ dầu cũng mất giá mạnh trong phiên này. Trong đó, giá xăng chốt phiên với mức giảm gần 2%, giá dầu hỏa giảm khoảng 1%.
“Thị trường Mỹ đang tràn ngập dầu và các mỏ dầu khác trên thế giới cũng không chịu cắt giảm sản lượng. Vấn đề lúc này là nước Mỹ có thể tích trữ thêm bao nhiêu dầu nữa trước khi các bể chứa đầy ắp”, nhà phân tích cấp cao Gene McGillian thuộc công ty Tradition Energy ở Stamford nhận xét.

Tuần trước, Bluenight Energy Partners, một công ty cung cấp bể chứa dầu ở Cushing, cho biết các bể chứa của công ty này tại đây có thể sẽ gần đầy dầu trong thời gian từ tháng 4 đến giữa tháng 5. Giá dầu thế giới đã giảm trở lại trong vòng 2 tuần trở lại đây do những lo ngại mới về tình trạng thừa dầu. Trong đó, 4 phiên giảm liên tiếp vừa qua đã đảo lộn sự ổn định tương đối được thiết lập trước đó của giá dầu. 

Giá “vàng đen” tại thị trường Mỹ đã giảm 60% từ mức 107 USD/thùng vào tháng 6 năm ngoái xuống dưới mức 44 USD/thùng vào tháng 1 năm nay trước khi phục hồi và tạm ổn định quanh ngưỡng 50 USD/thùng trong tháng 2. Đầu tháng 3 này, giới phân tích bắt đầu cho rằng giá dầu có thể đã chạm đáy. Tuy vậy, trong bối cảnh không có tín hiệu rõ ràng nào cho thấy sản lượng khai thác dầu giảm tốc, trong khi nhu cầu tiêu thụ dầu để sưởi ấm giảm dần khi mùa đông qua, giá dầu đang tuột dốc trở lại. Trong vòng 4 phiên vừa qua, giá dầu đã “bốc hơi” 15%.  Một số chuyên gia dự báo, giá dầu có thể giảm xuống dưới 40 USD/thùng.

Tháng trước, ngân hàng Citibank dự báo giá dầu có thể giảm xuống 20 USD/thùng trước khi tăng trở lại. Ngân hàng Pháp Societe Generale ước tính, lượng dự trữ dầu của thế giới hiện đang tăng với tốc độ 1,6 triệu thùng/ngày và sẽ tăng ở mức 1,7 triệu thùng/ngày trong quý 2 năm nay. “Điều này gây sức ép giảm giá cho dầu”, nhà phân tích Michael Witter của Societe Generale phát biểu. Các nhà phân tích của Goldman Sachs thì cho rằng, việc số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ giảm xuống sẽ chỉ khiến sản lượng khai thác dầu của nước này giảm nhẹ trong quý 2 năm nay.

Cảnh giác việc thương lái thu mua lá mãng cầu xiêm

VTV đưa tin, tại xã Long Phú, Long Mỹ, Hậu Giang thời gian gần đây xuất hiện một số tiểu thương lạ mặt thu mua lá mãng cầu xiêm khiến dư luận nghi vấn về mục đích việc thu mua này.Theo tìm hiểu của phóng viên VTV, một số tiểu thương đang sinh sống tại TP.HCM thu mua lá mãng cầu tươi với giá dao dộng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg. Sau khi lá mãng cầu được phơi khô, giá được đẩy cao hơn từ gấp 2 - 3 lần.

Ông Võ Văn Bền, ngụ ở ấp Long Thạnh 1, xã Long Phú đã nhiều lần bán lá mãng cầu xiêm

Ông Võ Văn Bền, ngụ ở ấp Long Thạnh 1, xã Long Phú đã nhiều lần bán lá mãng cầu xiêm

Chính sự hấp dẫn đó mà hiện nay, nhiều hộ dân tại xã Long Phú đổ xô thu gom lá mãng cầu. Có hộ đốn bỏ cả cây mãng cầu để bán lá. Trước thực tế này, địa phương cần tuyên truyền sâu rộng và khuyến cáo người dân không nên vì lợi ích trước mắt mà bán lá mãng cầu, nhằm ngăn chặn những hậu quả không tốt về sau; đồng thời làm rõ mục đích thu mua của các nhóm đối tượng.

Tin tức mới cập nhật hôm nay ngày 17/3/2015 quốc tế

Nhật Bản tăng cường lực lượng quân sự chống Trung Quốc

Theo Thanh Niên Online, Nhật Bản đang tăng cường lực lượng quân sự để đối phó với những mối đe dọa từ Trung Quốc.Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kenji Harada mô tả tình hình an ninh ở Đông Á ngày càng trở nên “nghiêm trọng” và cảnh báo căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc liên quan đến quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông đã leo thang đến mức nguy hiểm, theo trang tin The Washington Free Beacon (Mỹ) ngày 16.2. “Tình hình cực kỳ nguy hiểm”, ông Harada trả lời phỏng vấn về việc Trung Quốc nỗ lực thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, chồng lấn ADIZ của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ông Harada nói: “Chúng tôi sẽ phải sẵn sàng phản ứng trước tình hình này”.Tàu và máy bay Trung Quốc tăng cường lảng vảng ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư kể từ khi nước này đơn phương tuyên bố thành lập ADIZ vào năm 2013. Các chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản thường xuyên được điều động để chặn máy bay Trung Quốc. Ông Harada cho hay Bắc Kinh đang áp dụng chiến lược “Chiến tranh thông tin”, thường sử dụng truyền thông nhà nước vẽ lên bức tranh sai sự thật về Nhật Bản, để nhiều người lầm tưởng Nhật vẫn theo chủ nghĩa quân phiệt như thời Chiến tranh thế giới thứ 2, “chúng tôi nhận thấy Trung Quốc đang sử dụng chiến lược tam chiến”.

“Tam chiến” đã được nêu ra trong báo cáo của Lầu Năm Góc hồi năm 2014. Theo báo cáo Lầu Năm Góc, Trung Quốc dùng chiến lược “tam chiến” bao gồm: Chiến tranh tâm lý (Psychological warfare), Chiến tranh thông tin (Media warfare) và Chiến tranh pháp lý (Legal warfare).Bộ trưởng Harada bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc cho rằng Nhật Bản đang vực dậy chủ nghĩa quân phiệt, gọi đây là cáo buộc “vô căn cứ”.  “Đây chỉ là một phần của chiến tranh thông tin mà Trung Quốc đang tiến hành”, ông Harada nói.

Tin tức mới cập nhật hôm nay cho biết Nhật Bản tăng cường quân sự chống Trung Quốc

Tin tức mới cập nhật hôm nay cho biết Nhật Bản tăng cường quân sự chống Trung Quốc

Việc Nhật Bản tăng cường lực lượng quân sự là trọng tâm trong các chính sách của chính quyền Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nhằm ứng phó trước những mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc. Quốc hội Nhật Bản hồi tuần rồi tranh luận về ngân sách quốc phòng nước này, dự kiến sẽ tăng từ 39,5 tỉ USD năm 2014 lên 41 tỉ USD trong năm 2015. Ngược lại, Trung Quốc cũng đã tuyên bố tăng 10% ngân sách phòng, ước tính lên đến 142 tỉ USD vào năm 2015.“

Quân đội Nhật Bản, được biết đến với cái tên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF), đang tiến hành tăng cường lực lượng quân sự, theo The Washington Free Beacon. JSDF đã đặt hàng mua 46 chiến đấu cơ tân tiến F-35, hai khu trục hạm được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ, tăng số lượng tàu ngầm từ 16 lên 22, và nâng cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa. Quân đội Nhật cũng sẽ nhận được các máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ trong vòng hai năm tới.

Chính phủ Nhật Bản đã tạo ra một đơn vị chính sách cấp cao gọi là Hội đồng An ninh quốc gia tương tự như Mỹ, bao gồm các quan chức cấp cao và lực lượng nhân viên có nhiệm vụ điều phối, phối hợp các chính sách an ninh và quốc phòng. Tokyo cũng đang cân nhắc thiết lập cơ quan tình báo nước ngoài có mô hình hoạt động như Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) hay cơ quan tình báo Anh MI-6. Một số thay đổi chính sách gần đây cũng cho phép Nhật Bản tăng cường sử dụng vệ tinh và khí tài không gian để phòng vệ.

Chính quyền ông Abe còn tăng cường sức mạnh khối đồng minh với các quốc gia then chốt bao gồm Ấn Độ, Úc, các nước Đông Nam Á, Hàn Quốc và nhất là Mỹ để đối phó với Trung Quốc. Ông Narushige Michishita, chuyên gia an ninh quốc gia thuộc Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản, cho hay Tokyo tăng cường lực lượng quân sự là cần thiết để đối phó với những thách thức mới và những mối đe dọa từ Trung QuốTrung Quốc trong nhiều thập niên qua liên tục tăng ngân sách quốc phòng và bành trướng sức mạnh quân sự buộc Nhật Bản cũng phải thích nghi với những mối đe dọa an ninh mới trong khu vực, theo ông Harada.Nhật Bản đang phối hợp với Mỹ phát triển các vũ khí có thể đối phó với “chiến lược chống tiếp cận và phong tỏa khu vực” của Trung Quốc, bao gồm tàu ngầm, tên lửa và máy bay nhằm mục tiêu kiểm soát những tuyến đường biển chiến lược gần Trung Quốc.

Ông Harada cho hay Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân đội ở đảo Nanji của Trung Quốc cách quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư khoảng 300 km. Điều này khiến lực lượng Nhật Bản phải liên tục theo dõi những hoạt quân sự của Trung Quốc. Các quan chức Nhật Bản và Trung Quốc dự kiến sẽ gặp gỡ vào ngày 19.3 tới, hội đàm về vấn đề thiết lập “cơ chế liên lạc” để giải quyết những vụ tranh chấp trên không và trên biển trong khu vực, theo The Washington Free Beacon.

Nga phô diễn sức mạnh quân sự đối phó với NATO

Theo báo Sài Gòn Giải Phóng Online, ngày 16-3, Bộ Quốc phòng Nga bắt đầu cuộc tập trận quân sự được xem là lớn nhất kể từ khi LB Nga sáp nhập Crimea (Ukraine) với mục đích, theo như giải thích của Nga, là để đối phó với mối đe dọa quân sự từ NATO. Theo Reuters, cuộc tập trận quy mô toàn LB Nga kéo dài 5 ngày với sự tham gia của hơn 45.000 binh sĩ Nga cùng với lực lượng hùng hậu gồm 110 máy bay chiến đấu; 50 tàu chiến và tàu ngầm. Đây cũng được xem là một trong những cuộc tập trận lớn nhất của Nga kể từ khi quan hệ Nga - phương Tây giảm xuống mức thấp nhất.

Xuất hiện sau cuộc gặp với Tổng thống Kyrgyzstan Almazbek Atambayev tại thành phố St.Petersburg ngày 16-3, Tổng thống Vladimir Putin kêu gọi Hạm đội Biển Bắc của Hải quân Nga sẵn sàng chiến đấu ở phần lãnh thổ Nga tại Bắc Cực, sát biên giới với Na Uy, nơi đang diễn ra cuộc tập trận của NATO. Hãng tin Ria-Novosti dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết cuộc tập trận là để chuẩn bị trước những thách thức và mối đe dọa an ninh quân sự mới. Đặc biệt ông kêu gọi quân đội Nga hình thành chiến lược mới ở phía Bắc.

Các khí tài của Nga tham gia cuộc tập trận lớn bắt đầu từ ngày 16-3

Các khí tài của Nga tham gia cuộc tập trận lớn bắt đầu từ ngày 16-3

Cùng với cuộc tập trận, theo ABC News, quân đội Nga cũng được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Cuộc tập trận ngoài việc tăng cường khả năng chiến đấu tại phía Bắc của Nga còn tập trung vào khả năng không vận của các lực lượng đặc biệt và là để đối phó với khả năng huy động quân của đối phương. Tại khu vực Viễn Đông, khoảng 3.000 binh sĩ trên đảo Sakhalin, bán đảo Kamchatka và các khu vực khác cũng tiến hành tập trận.

Tại miền Nam Siberia, lực lượng Không quân Nga diễn tập tại trường bắn ở Buryatia và ở phía Tây Nam nước Nga, khoảng 500 chiến binh đã tham gia vào cuộc tập trận chiến thuật ở vùng Stavropol. Cuộc tập trận của Nga diễn ra trong bối cảnh NATO ngày càng có nhiều cuộc tập trận sát biên giới Nga. Cuộc tập trận của NATO tại Na Uy đang diễn ra với 5.000 binh sĩ tham gia mang tên “Kết nối Viking”.

Theo truyền hình Nga Russia Today, Mỹ đã triển khai xe tăng Abrams và lính dù đến thị trấn Tapa của Estonia để tham gia hàng loạt cuộc diễn tập quân sự, trong đó có cuộc tập trận Siil 2015 dự kiến diễn ra từ ngày 5 đến 15-5. Cuộc tập trận sẽ huy động 15.000 binh sĩ Estonia cùng với binh sĩ Mỹ đóng tại nước này. Cũng theo Russia Today, từ tháng 4-2014 đến nay, Mỹ tiếp tục đưa nhiều vũ khí tới các nước thành viên NATO sát Nga như Latvia, Litva và Estonia trong chiến dịch Resolve Atlantic (Giải pháp Đại Tây Dương).

Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc, đại tá Steven Warren, mục tiêu của chiến dịch này là để “bảo vệ quyền tự do đi lại và ngăn chặn khả năng xâm lược khu vực phía Đông của NATO”.Nằm trong chiến dịch Resolve Atlantic bao gồm tập cuộc trận hải quân tại Biển Đen, cũng như cuộc tập trận trải rộng trên nhiều lãnh thổ các nước NATO cùng cuộc tập trận tên lửa có cả tên lửa Patriot của Mỹ. Cuối tháng 2, hơn 140 xe thiết giáp của NATO đã diễu hành chỉ cách biên giới Nga - Estonia 300m, tại thị trấn Narva của Estonia.

Thủ tướng Estonia Taavi Rõivas cho rằng Narva là một phần của NATO không kém New York hay Istanbul và NATO bảo vệ từng mét vuông lãnh thổ của mình.Việc phương Tây gia tăng các hoạt động của NATO tại biên giới phía Tây của Nga đã nhiều lần buộc Nga ra tuyên bố bày tỏ lo ngại. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov xem các cuộc tập trận như một kế hoạch chống Nga. Ông nói: “Thay vì đoàn kết các lực lượng để chống lại cái ác, tồi tệ nhất trong số đó là chủ nghĩa khủng bố, các quốc gia phương Tây đang vẽ đường chia rẽ mới và Nga đã được chọn làm mục tiêu”.

Trang Mạc 


 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang