Tin tức mới nhất châp nhật 17h hôm nay ngày 26/11

author 17:24 26/11/2014

(VietQ.vn) - Tin tức mới nhất chiều ngày 26/11 đề cập đến những vấn đề chính trị, xã hội nóng nhất của quốc gia như kết thúc chuyến thăm tốt đẹp của Tổng bí thư tại Nga hay quy trình đánh giá công chức sai phạm.

Kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức LB Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vào hồi 8 giờ sáng 26/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thành phố Sochi, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức LB Nga theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin. Nhận lời mời của Tổng thống V.V. Putin, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức LB Nga từ 23-26/11/2014. Kết thúc chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và LB Nga.

Tin tức mới nhất chiều ngày 26/11: Kết thúc hội đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống V.Putin đã chứng kiến Lễ ký 9 văn kiện hợp tác giữa hai nước

Tin tức mới nhất chiều ngày 26/11: Kết thúc hội đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống V.Putin đã chứng kiến Lễ ký 9 văn kiện hợp tác giữa hai nước. Ảnh minh họa 

Kết thúc hội đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống V.Putin đã chứng kiến Lễ ký 9 văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về đối tác chiến lược trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ; Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực liên lạc, công nghệ thông tin và thông tin đại chúng; Kế hoạch hành động chung về hợp tác giữa Tổng cục Hải quan nước CHXHCN Việt Nam và Cơ quan Hải quan Liên bang Nga nhằm chống lại các vi phạm hải quan giai đoạn 2014-2016; Bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực thể dục thể thao giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Thể thao Liên bang Nga và một số thỏa thuận hợp tác về dầu khí.

Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng

Đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 13 giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ, các đối tác phát triển quốc tế, với chủ đề "Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng" đã được tổ chức ngày 26/11, tại Hà Nội. Đối thoại do Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tổ chức. 

Đánh giá cao các bên liên quan đã lựa chọn chủ đề "Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng" cho Đối thoại, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Thời gian qua, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng đang từng bước phát huy tác động tích cực, nhất là tiến bộ về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, đất đai, thuế, hải quan... Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng cũng có nhiều chuyển biến".

Tin tức mới nhất chiều ngày 26/11: Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định các giải pháp phòng ngừa tham nhũng đang từng bước phát huy tác động tích cực

Tin tức mới nhất chiều ngày 26/11: Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định các giải pháp phòng ngừa tham nhũng đang từng bước phát huy tác động tích cực. Ảnh minh họa

Tại Đối thoại, các đối tác phát triển và các nhà tài trợ quốc tế đã khẳng định những nỗ lực của Việt Nam và những kết quả đã đạt được trong hoạt động phòng, chống tham nhũng. Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục thực thi có hiệu quả luật và các văn bản liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng; xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để nâng cao nhận thức, tăng cường sự tham gia của người dân, báo chí, doanh nghiệp; chia sẻ những giải pháp thành công của quốc tế trong công tác phòng, chống tham nhũng...

Kết nối vì sự tăng trường, thịnh vượng ba nền kinh tế Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia

Hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Cam-pu-chia -Lào - Việt Nam lần thứ 8 (CLV-8) diễn ra trong bối cảnh ba nước Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam đều đang thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, trong đó việc hợp tác giữa ba nước ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Đây cũng là hội nghị trước thời điểm hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, tạo xung lực cho hợp tác giữa ba nước nhằm mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển và xóa đói, giảm nghèo, mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư và nắm bắt những cơ hội hợp tác phát triển.

Tin tức mới nhất chiều ngày 26/11: Hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Cam-pu-chia -Lào - Việt Nam lần thứ 8

Tin tức mới nhất chiều ngày 26/11: Hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Cam-pu-chia -Lào - Việt Nam lần thứ 8. Ảnh minh họa

Hội nghị lần này đánh dấu đậm nét vai trò của Việt Nam khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất nâng tầm, mở rộng khuôn khổ hợp tác Tam giác phát triển Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam thành kết nối nền kinh tế ba nước. Sáng kiến này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được Thủ tướng Lào Thoong-xỉnh Thăm-mạ-vông và Thủ tướng Cam-pu-chia Xăm-đéc Tê-chô Hun Xen đặc biệt quan tâm và đề nghị đưa ngay đề xuất này vào Ðiều 13 của Tuyên bố chung CLV-8, coi đây là bước đột phá trong hợp tác Tam giác phát triển.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hiện nay, các nước ASEAN đang nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN-2015, xu thế hội nhập và liên kết kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang diễn ra mạnh mẽ, vì vậy ba nước cần nâng cấp và mở rộng khuôn khổ hợp tác hiện nay thông qua tăng cường kết nối ba nền kinh tế trong nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, viễn thông, năng lượng, du lịch, ngân hàng... Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị các nhà lãnh đạo giao Ủy ban điều phối chung nhanh chóng xây dựng Ðề án kết nối ba nền kinh tế để trình lên Hội nghị cấp cao CLV-9 được tổ chức năm 2016 tại Cam-pu-chia. Ðồng thời, ba nước tiếp tục triển khai những kết nối hiện có.

Đề nghị ban hành Luật Ngân sách thường niên

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, TP Hà Nội, đưa ra đề nghị ban hành Luật Ngân sách thường niên thay cho Nghị quyết về ngân sách của Quốc hội về lập dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước phân bổ ngân sách TƯ hằng năm hiện nay. Điều này nhằm nâng cao một bước về nhận thức tầm quan trọng của lập dự toán chi tiêu phân bổ quyết toán ngân sách nhà nước, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương của các cơ quan người có thẩm quyền và mọi công dân trong quản lý sử dụng ngân sách nhà nước.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) cho rằng cần cố gắng siết lại hiệu quả ngân sách nhà nước, đặc biệt là tính hiệu quả để tránh lãng phí, thất thoát, bởi đã xuất hiện tình trạng làm tăng nhu cầu ngân sách nhà nước mà không kiểm soát được.

Tin tức mới nhất chiều ngày 26/11: Đại biểu Dương Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị

Tin tức mới nhất chiều ngày 26/11: Đại biểu Dương Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị. Ảnh minh họa

Vị luật sư của đoàn TP Hồ Chí Minh nêu thí dụ, hằng năm, số lượng các đơn vị hành chính tăng thêm mấy chục huyện. Khi đã tăng một cách hợp pháp, ngân sách nhà nước bắt buộc phải đáp ứng. Ngoài ra, còn có việc các bộ, ngành, địa phương cứ dự toán xây dựng những dự án. Có dự án đọc thông tin cần vài chục tỷ đô tới những năm 2020, 2030. Do đó, cần giải pháp nào để Quốc hội kiểm soát ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, kế hoạch từ trung hạn, dài hạn. Nếu không kiểm soát xây dựng các dự án, từ đó tạo ra bất hợp lý làm cho nhu cầu ngân sách nhà nước phát triển, không kiểm soát được.

Trên 99% công chức 'chuẩn mực': Quy trình đúng sao không ai tin?

Theo Tiến sĩ Dương Xuân Triệu - Nguyên Viện trưởng Viện khoa học BHXH đã đặt ra câu hỏi này trước báo cáo đánh giá chất lượng công chức VN quá mĩ mãn của bộ Nội vụ. Vị chuyên gia này hài hước, "Ngay cả đời tôi làm lãnh đạo, đơn vị nào được 1/2 số người làm việc đạt yêu cầu đã là quá tốt rồi. Còn hiện nay, ngay trong viện của tôi có 30-40 người, tôi chỉ cần có 20 người làm được việc, còn lại đều phải kèm cặp, cầm tay chỉ việc. Kết quả này có phải đang được làm đẹp quá đi chăng, hoặc cũng chưa có được tiêu chí cụ thể nào, cũng có khi nhân viên khai man… tôi không biết nữa".

Tin tức mới nhất chiều ngày 26/11: Quy trình đánh giá công chức có vấn đề?

Tin tức mới nhất chiều ngày 26/11: Quy trình đánh giá công chức có vấn đề. Ảnh minh họa

Vấn đề theo TS Triệu có lẽ nó nằm ở quy trình đánh giá của cả hệ thống. Về lý lẽ, bộ Nội vụ không sai, thậm chí còn rất xuất sắc trong việc tổng hợp và đưa ra được báo cáo đẹp như vậy. Mà đầu tiên ông cho rằng nó nằm ở hệ thống tiêu chí đánh giá. Quy định, tiêu chí đánh giá quá chung chung chỉ mang tính định tính mà không mang tính định lượng. Điều này cho thấy quy trình đánh giá đang có vấn đề. Thứ nhất, quy trình nhận xét thụ động, dựa hoàn toàn vào báo cáo từ cấp dưới, trong khi lại không có được hệ thống tiêu chí, mục đích rõ ràng. Thứ hai, không có cơ quan đánh giá độc lập làm cơ sở tham chiếu.

TS chia sẻ, ông không lên án, phê phán hay chê trách Bộ Nội vụ, vì xét về quy trình Bộ Nội vụ đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, cách làm thụ động, chỉ ngồi chờ địa phương báo cáo A là A, B là B, không có cơ sở tham chiếu để tham mưu chính sách cho sát thì có lẽ chưa đạt kết quả chính xác.

Loan Nguyễn (Tổng hợp)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang