Lịch sử lặp lại, Tân Hiệp Phát bỗng dưng thành bị hại

author 09:42 07/02/2015

Theo tin tức mới nhất trên báo Người lao động, ngày 6/2 cho biết VKSND tỉnh này đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Võ Văn Minh 4 tháng để điều tra làm rõ hành vi “Cưỡng đoạt tài sản” của Công ty Tân Hiệp Phát.

Sự kiện: Bê bối sản phẩm, hành xử người tiêu dùng của Tân Hiệp Phát

Tranh cãi vấn đề quan hệ dân sự hay hình sự

Theo hồ sơ của công an, Võ Văn Minh phát hiện trong chai nước ngọt Number One của Tân Hiệp Phát có ruồi và gọi điện thoại cho đường dây nóng của công ty thông báo sự việc, yêu cầu công ty cử người đến thương lượng “đổi sự im lặng” với mức đề xuất 1 tỉ đồng, nếu không thì sẽ cung cấp chai nước này cho báo chí nhằm hạ uy tín của công ty. Sau 3 lần thương lượng, hai bên thống nhất còn 500 triệu đồng. Đến chiều 27-1, khi Minh đang nhận 500 triệu đồng tại một quán cà phê ở Cái bèthì bị các trinh sát Công an tỉnh Tiền Giang bắt quả tang.

Con ruồi nửa tỷ là trách nhiệm dân sự hay hình sự đang là tranh cãi gay gắt trong giới chuyên môn thời gian này

Tân Hiệp Phát , 'con ruồi nửa tỷ' và người nông dân, trách nhiệm hình sự, dân sự còn đang tranh cãi. Ảnh Ngaynay

Theo một lãnh đạo VKSND tỉnh Tiền Giang, việc phê chuẩn khởi tố, bắt tạm giam Võ Văn Minh là hoàn toàn có cơ sở pháp luật về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản” chứ không phải hình sự hóa một vụ việc dân sự như một số quan điểm đã nêu trước công chúng những ngày qua. Một điều viên cao cấp của Công an tỉnh Tiền Giang cho rằng Minh đã có thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác với mục đích là chiếm đoạt tiền, tức là đã cấu thành tội phạm.

Phản bác các quan điểm nói trên, luật sư Nguyễn Tấn Thi, bào chữa cho anh Minh bày tỏ quan điểm với Báo Người Lao Động: thương lượng là bước đầu tiên trong quá trình khiếu nại đòi bồi thường. Luật đã quy định là thương lượng thì anh Minh có quyền sử dụng mọi biện pháp mà pháp luật không cấm để thương lượng, việc đưa tin đăng báo thì luật không cấm. Và, đã là thương lượng thì anh Minh có quyền đưa ra số tiền tùy ý.

Được biết, hiện giờ cơ quan điều tra cũng đang trong quá trình thẩm vấn, lấy lời khai và vẫn chưa xác định được chai nước có ruồi trong đó là thật hay là do người ta ngụy tạo.

Kịch bản lặp lại và Tân Hiệp Phát là kẻ bị hại?

Năm 2012, một sự việc tương tự như chai nước ngọt có ruồi diễn ra. Theo đó, khách hàng Trần Quốc Tuấn (ngụ tại Bình Thạnh) cũng phát hiện ra một chai trà xanh có gián bên trong nên gọi điện thoại đến nơi sản xuất ra chai nước là Công ty Tân Hiệp Phát để phản ánh và ngỏ ý “đổi” chai nước này nếu phía công ty chi ra 50 triệu đồng. Hai bên ký vào bản cam kết “mua sự im lặng” của Tuấn và phía công ty Tân Hiệp Phát thu hồi lại chai nước nhưng phía công ty Tân Hiệp Phát vẫn trình báo cơ quan công an việc bị tống tiền. Vì vậy , ngày 5/6, khi hai bên đang trao đổi tiền và vật chứng tại quán cà phê ở Bình Thạnh thì bị các trinh sát bắt giữ.

Trước đây, hàng Tân Hòa Phát cũng nhiều lần gặp sự cố rắc rối vì dị vật trong đồ uống

Trước đây, hàng Tân Hòa Phát cũng nhiều lần gặp sự cố rắc rối vì dị vật trong đồ uống. Ảnh Giaoduc

Rõ ràng việc đòi bồi thường của khách hàng là không đúng, nhưng những sự cố liên tiếp liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm của Tân Hiệp Phát rõ ràng là có vấn đề. Người tiêu dùng đang ngày càng hoài nghi về chất lượng của một thương hiệu đồ uống vốn đang thịnh hành trên thị trường.

Ngoài ra, cách xử lý biến mình thành người bị hại của Tân Hiệp Phát cũng khiến dư luận không khỏi bức xúc. Dường như thông điệp mà Tân Hiệp Phát muốn gửi đến khách hàng là, nếu sản phẩm của công ty này có vấn đề gì thì tốt nhất là giữ im lặng, coi như không may mắn, chứ đừng phản ánh lại với công ty và hy vọng vào sự thỏa hiệp, đền bù, theo tạp chí điện tử Ngày Nay online.

Phương Khanh

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang