Tình hình Biển Đông nhạy cảm, Mỹ đưa thêm binh lực ra Thái Bình Dương?

author 17:50 28/09/2015

(VietQ.vn) - Việc Tư lệnh Mỹ muốn Hạm đội 3 mở rộng địa bàn hoạt động trong khu vực Tây Thái Bình Dương trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng bất ổn thu hút sự chú ý của giới quan sát quốc tế.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay, báo Giáo Dục dẫn thông tin từ Reuters ngày 27/9 cho hay, Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương muốn Hạm đội 3 mạnh mẽ của hải quân Mỹ mở rộng địa bàn hoạt động trong khu vực Tây Thái Bình Dương từ đại bản doanh đặt tại San Diego để hợp tác chặt chẽ hơn với Hạm đội 7, tập trung vào khu vực "có sự bất ổn lớn nhất".

Những bình luận của Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương khiến nhiều người liên tưởng đến tình hình Biển Đông hiện nay

Những bình luận của Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương khiến nhiều người liên tưởng đến tình hình Biển Đông hiện nay

Trong 2 bài phát biểu gần đây, Đô đốc Scott Swift đặt câu hỏi về nhu cầu một ranh giới hành chính chạy dọc theo đường đổi ngày quốc tế để phân ranh giới hoạt động cho Hạm đội 7 và Hạm đội 3. Đáng chú ý, Tư lệnh Hạm đội 3 Phó Đô đốc Nora Tyson sẽ đại diện cho hải quân Mỹ tham gia duyệt binh 3 năm một lần vào ngày 18/10 với hải quân Nhật Bản thay vì Hạm đội 7.

Bình luận về điều này, Đô đốc Scott Swift phát biểu: "Tôi sẽ không ngạc nhiên về chi tiết Phó Đô đốc Tyson mở rộng hoạt động về phía trước, đó là một phần của quá trình hát triển khái niệm này”. Ông nhấn mạnh, bất kỳ sự thay đổi nào cũng không có nghĩa là sẽ di dời đại bản doanh, nhưng nó cho phép 2 hạm đội làm việc cùng nhau trong khu vực có sự bất ổn lớn nhất.

Bình luận của tướng Scott Swift đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới quan sát quốc tế bởi nó được đưa ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang ngày càng căng thẳng, phức tạp vì những cuồng vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc, mà cụ thể là hành động xây dựng và quân sự hóa phi pháp ở Biển Đông. Nhiều chuyên gia quân sự phỏng đoán, rất có thể, Mỹ đang dần mạnh tay hơn với Trung Quốc trên Biển Đông nhằm thúc đẩy chiến lược xoay trục châu Á – Thái Bình Dương.

Những hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc đang khiến tình hình Biển Đông thêm ‘tăng nhiệt’

Những hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc đang khiến tình hình Biển Đông thêm ‘tăng nhiệt’

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, tại cuộc gặp với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bên lề các hoạt động đa phương tại Liên Hợp Quốc vào ngày 27/9, Tổng thống Áo Heinz Fischer khẳng định ủng hộ quan điểm của Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung về vấn đề Biển Đông, theo thông tin trên báo Thanh Niên.

Cụ thể, trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Áo Heinz Fischer đánh giá cao các thành tựu thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ của Việt Nam, bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục thành công trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Đồng thời, ông khẳng định Áo luôn ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với Liên minh châu Âu (EU); cụ thể là sớm phê chuẩn Hiệp định đối tác và hợp tác Việt Nam - EU (PCA), thúc đẩy EU sớm ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Tổng thống Áo Heinz Fischer ủng hộ quan điểm của Việt Nam và ASEAN về vấn đề Biển Đông

Tổng thống Áo Heinz Fischer ủng hộ quan điểm của Việt Nam và ASEAN về vấn đề Biển Đông

Về vấn đề Biển Đông, Tổng thống Áo bày tỏ ủng hộ quan điểm, lập trường của ASEAN và Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông, nơi có tuyến đường biển huyết mạch nối Đông Á và châu Âu.

Trịnh Thịnh (T/h)

 

 
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang