Tình hình biển Đông hôm nay ngày 5/8: Việt Nam ủng hộ Philipines

author 06:22 05/08/2014

Philippines tuyên bố đã giành được sự ủng hộ của Việt Nam, Brunei, Indonesia đối với "kế hoạch hành động ba phần" giải quyết căng thẳng ở Biển Đông.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Philippines hôm 4/8 cho biết, nước này đã giành được sự ủng hộ của Việt Nam, Indonesia và Brunei cho "kế hoạch hành động ba phần" để giảm bớt căng thẳng ở Biển Đông dự kiến sẽ trình bày tại một hội nghị an ninh khu vực diễn ra trong tuần này.

Theo Channel News Asia, kế hoạch của Manila là kêu gọi một lệnh cấm ngay lập tức đối với các hành động leo thang căng thẳng và thúc giục các bên đàm phán ký kết bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) đồng thời tìm kiếm cơ chế giải quyết leo thang căng thẳng trên cơ sở luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp. 

Tập trận trên biển 

Kế hoạch này Philippines dự kiến sẽ trình bày tại Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) diễn ra tại Myanmar vào tuần này, được công bố sau chuyến thăm gần đây của Ngoại trưởng Albert del Rosario tới Brunei, Việt Nam và Indonesia.

Manila trước đó cho biết, "kế hoạch hành động ba phần" gồm hành động tức thời, trung hạn và giải pháp chung cuộc để giải quyết các hành động gây bất ổn ở Biển Đông. 

"Ông ấy đã đi (tới Việt Nam, Indonesia và Brunei) nhằm mục đích chính là để thúc đẩy sự ủng hộ cho kế hoạch. Và cho đến nay, tất cả các nước đã bày tỏ sự hỗ trợ đối với các sáng kiến này", phát ngôn viên Charles Jose của Philippines cho biết.

Ông del Rosario cũng nhấn mạnh rằng, Manila và các bên liên quan sẽ cố gắng thúc đẩy sáng kiến này tại các cuộc thảo luận khác nhau ở hội nghị có sự tham dự của cả đại diện Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Ngoài ra, tham dự ARF cũng có 27 quốc gia, gồm tất cả các thành viên ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Úc... 

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 2 tháng 8 dẫn tờ tạp chí "The National Interest" Mỹ ngày 31 tháng 7 đăng bài viết nhan đề "Mục tiêu thực sự của Trung Quốc: phá hoại trật tự khu vực Đông Á?" của tác giả Andrew Philipps.

Bài viết cho rằng, các học giả như Hugh White lo ngại nước lớn châu Á đi đến đối đầu. Xét thấy Bắc Kinh gần đây thể hiện thế mạnh trong tranh chấp biển ở khu vực, những người cho rằng Trung Quốc sẽ mãi mãi an tâm với vai trò xoàng xĩnh có lẽ cần tỉnh ngộ. Nhưng, trên thực tế, sự lựa chọn thách thức trật tự khu vực Đông Á của Trung Quốc rất có hạn.

Trong tương lai gần, Trung Quốc không thể và cũng sẽ không trực tiếp thách thức vị thế bá chủ khu vực của Mỹ. Một phần nguyên nhân ở chỗ, lợi ích kinh tế của họ ở mức độ rất lớn phải tiếp tục dựa vào hiện trạng do Mỹ duy trì.

Hơn nữa, do trong trật tự Đông Á ngày nay, không chỉ đồng minh cũ ủng hộ Mỹ, ngày càng nhiều đối tác an ninh phi truyền thống mạnh như Việt Nam cũng bắt đầu ủng hộ Washington.

Trật tự Đông Á đến nay là do "Mỹ tạo ra" và có dấu ấn của nhiều bên như các nước vừa và nhỏ.

Nếu không thể trực tiếp lật đổ, một phương án khác của Trung Quốc có thể là "khoét rỗng" (trật tự hiện có), cuối cùng thay đổi từ bên trong, đó là thông qua các lĩnh vực như an ninh và kinh tế, trở thành nước lớn mà theo tuyên truyền của báo TQ là " nước lớn có trách nhiệm". Nhưng, hiện nay, chiến lược này vượt khỏi phạm vi trong khả năng cho phép của Trung Quốc.Mặc dù cảm thấy bất mãn đối với vị thế bá chủ của Mỹ, Trung Quốc cũng không thể trực tiếp làm lung lay vị thế của Mỹ khi không làm lung lay trật tự khu vực ngày càng đa cực. Trực tiếp thách thức toàn diện trật tự hiện nay, Bắc Kinh cũng không có cơ thắng.

Chẳng hạn, sự phản ứng chậm chạp đối với cơn bão Haiyan năm 2013 thể hiện Trung Quốc thiếu ý nguyện chính trị và khả năng hậu cần, điều này đã kiềm chế họ thể hiện khả năng "thực lực mềm" khu vực. Tương tự, nhu cầu phát triển bên trong cũng đã hạn chế họ thay thế vai trò tài chính của Mỹ.

Một nước Trung Quốc có "trách nhiệm" hơn sẽ được hoan nghênh. Nhưng, đảm đương loại trách nhiệm này sẽ không dành cho Bắc Kinh một con "ngựa gỗ thành Tơ-roa" - có thể từ bên trong làm suy yếu có hiệu quả bá quyền của Mỹ hoặc trật tự khu vực Đông Á.

Về truyền thống, Trung Quốc là quốc gia lục địa, đến nay gấp rút thúc đẩy thực hiện chiến lược "hướng tây", cách thức là tăng cường đầu tư cho đường ống dẫn dầu và hạ tầng giao thông. Nhưng, Bắc Kinh "tái cân bằng" Âu-Á, việc lựa chọn rời xa các nước duyên hải Đông Á là không thể thực hiện được.

Tuy chiến lược "hướng tây" dần dần có triển vọng tốt đẹp, ngành chế tạo của họ - then chốt cho sự trỗi dậy tiếp tục của Trung Quốc, sẽ vẫn liên quan chặt chẽ với mạng lưới sản xuất của khu vực lấy duyên hải Đông Á làm trung tâm.

Tương tự, các nước phía tây không thể cung cấp tư liệu sản xuất của Nhật Bản hoặc thị trường tiêu thụ khổng lồ Mỹ.

Chúng ta nghi ngờ đang bước vào thời đại đấu đá gay gắt hơn ở châu Á, nhưng không nên bị thách thức bởi sự mơ hồ, không nhìn ra thực tế là Trung Quốc ít có sự lựa chọn trong trật tự khu vực hiện nay: (Đối với Bắc Kinh), trật tự này vẫn dễ gia nhập, nhưng rất khó phá vỡ, lật đổ hoặc thoát ly.

 

Theo GiaoducVietNam

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang