Trung Quốc tung máy bay ném bom tầm xa H-6K ‘lượn lờ’ trái phép ở Biển Đông

author 19:09 18/07/2016

(VietQ.vn) - Tình hình Biển Đông mới nhất cho hay, Trung Quốc vừa điều máy bay ném bom chiến lược tầm xa bay H-6K bay qua bãi cạn Scarborough trên Biển Đông.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Thanh Niên, Trung Quốc vừa điều máy bay ném bom chiến lược tầm xa bay H-6K bay qua bãi cạn Scarborough trên Biển Đông và đưa vào hoạt động hai tàu hậu cần “khủng”, được cho là nhằm đáp trả phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về vụ kiện Biển Đông.

Trung Quốc điều máy bay ném bom tầm xa H-6K bay qua Scarborough trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện nay

Trung Quốc điều máy bay ném bom tầm xa H-6K bay qua Scarborough trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh China Air Force

Cụ thể tờ The Hindu (Ấn Độ) ngày 18/7 dẫn lại thông tin từ website mil.huanqui.com (Trung Quốc) cho biết hai tàu hậu cần 20.000 tấn đã được đưa vào hoạt động tại một quân cảng ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). “Hai tàu hậu cần này có thể tiếp tế cho các tàu chiến đang hoạt động xa bờ. Động thái này cho thấy Trung Quốc muốn duy trì sự hiện hiện của hải quân nước này (trên Biển Đông)", theo The Hindu.

Website trên cho hay Không quân Trung Quốc cũng đã đăng tải một bức ảnh cho thấy máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K bay qua bãi cạn Scarborough mà nước này chiếm từ tay Philippines vào năm 2012 trên Biển Đông. Bức ảnh này đăng trên Weibo ngày 14/7, hai ngày sau khi Toà trọng tài quốc tế ra phán quyết vụ kiện Biển Đông.

Được biết máy bay ném bom H-6K được thiết kế nhằm đối phó các nhóm tàu sân bay Mỹ và có thể mang theo vũ khí hạt nhân. H-6K là phiên bản Trung Quốc của máy bay ném bom chiến lược hai động cơ Tupolev Tu-16 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960, theo chuyên san The Diplomat. H-6K có tầm bay tối đa 3.000 km; và có thể tăng lên gần 5.000 km nếu được tiếp nhiên liệu trên không hai lần. Hiện Không quân Trung Quốc có 36 máy bay loại này.

Trước đó truyền hình nhà nước Trung Quốc hồi tháng 5/2016 đã phát sóng loạt phóng sự, trong đó có cảnh máy bay H-6K bay qua đá Chữ Thập, nơi Bắc Kinh xây đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Giới quan sát nhận định Trung Quốc có thể quân sự hóa bãi cạn Scarborough, xây đảo nhân tạo và đường băng tại đây, theo The Hindu.

Tàu cá Trung Quốc đang tăng cường đánh bắt phi pháp gần đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam

Tàu cá Trung Quốc đang tăng cường đánh bắt phi pháp gần đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam. Ảnh CRI

Trung Quốc đã phản đối phán quyết của Toà trọng tài thường trực (PCA, trụ sở tại The Hague, Hà Lan) hôm 12/7 về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông. Theo phán quyết của PCA, Bắc Kinh không có “quyền lịch sử” ở Biển Đông, không có cơ sở pháp lý cho cái gọi là “đường lưỡi bò” hay "đường chín đoạn" chiếm trọn gần cả Biển Đông. Bắc Kinh đã giận dữ phản ứng trước việc các nước phương Tây và Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết, theo Reuters.

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên Zing News, cảnh sát biển Đài Loan vừa điều thêm tàu tuần tra Đài Đông, lượng giãn nước 1.000 tấn, đến hoạt động trái phép ở đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo Taiwan News, tàu tuần tra Đài Đông được điều tới cảng Hoa Liên do Đài Loan xây trái phép trên đảo Ba Bình nhằm "hỗ trợ việc bảo vệ ngư dân hoạt động xung quanh đảo".

Tàu Đài Đông dài 87,6 m, rộng 12,8 m, được trang bị 20 súng cối, một súng máy T75 cùng vòi rồng. Cơ quan phòng vệ Đài Loan cũng phủ nhận những thông tin rằng tàu này được triển khai nhằm chuẩn bị cho chuyến đi ra đảo Ba Bình của nhà lãnh đạo Thái Anh Văn có thể diễn ra trong tuần tới. Văn phòng của bà Thái cũng khẳng định chưa có kế hoạch như vậy trong thời điểm này.

Hai người tiền nhiệm của nữ lãnh đạo Đài Loan là ông Trần Thủy Biển và Mã Anh Cửu đều có chuyến đi trái phép ra đảo Ba Bình, nhưng họ đợi đến năm cuối của nhiệm kỳ (2008 và 2016). Trước đó, vào ngày 13/7, Đài Loan đã điều động một tàu chiến để thực hiện cuộc tuần tra trái phép quanh đảo Ba Bình của Biển Đông Việt Nam.

Đài Loan đưa trái phép tàu tuần tra 1.000 tấn đến đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam

Đài Loan đưa trái phép tàu tuần tra 1.000 tấn đến đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam. Ảnh Cgq.gov.tw

Hành động này của Đài Loan diễn ra sau khi Tòa án trọng tài thường trực (PCA) ngày 12/7 phán quyết đảo Ba Bình thực chất chỉ là "bãi đá" theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) nên nó không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý xung quanh. Tuy nhiên, Trung Quốc đại lục và Đài Loan đều ngang nhiên tuyên bố không công nhận phán quyết của tòa án.

Ba Bình là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị lực lượng Đài Loan chiếm đóng phi pháp từ năm 1946. Đài Loan hiện có một cơ sở y tế với 10 giường trên Ba Bình, cùng một ngọn hải đăng và một trạm cứu trợ phục vụ hoạt động đánh bắt.

Từ đầu năm đến nay, Đài Loan từng liên tiếp thực hiện các chuyến thăm trái phép đến đảo Ba Bình. Ngày 15/4, chính quyền đảo Đài Loan từng tổ chức chuyến đi trái phép dành cho các học giả quốc tế đến đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam và tuyên bố chuyến đi "nhằm khẳng định đảo Ba Bình là một hòn đảo, chứ không phải bãi đá".

Rủ nhau ra kênh Tàu Hủ câu cá, ‘câu’ trúng thi thể nổi lềnh bềnh(VietQ.vn) - Đang câu cá trên bờ, nhiều người hốt hoảng vứt cần câu bỏ chạy khi phát hiện thi thể nam thanh niên nổi dưới kênh Tàu Hủ (TPHCM).

Phan Huyền (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang