Tình hình Biển Đông ‘nóng bỏng’, Malaysia tính xây trạm radar theo dõi

author 18:08 27/04/2016

(VietQ.vn) - Tình hình Biển Đông mới nhất cho hay, Malaysia đang cân nhắc xây dựng một trạm radar theo dõi để nâng cao khả năng bảo vệ an ninh ở Biển Đông.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay báo Dân Trí đăng lại từ nguồn FMT, Cục Hàng hải Malaysia đang đề xuất xây dựng một trạm radar tại Biển Đông để theo dõi tình hình trên biển, cũng như giúp Kuala Lumpur tăng cường khả năng phát hiện hoạt động phạm tội nhằm vào các tàu chở hàng đi qua vùng biển này.

Malaysia cân nhắc xây trạm radar theo dõi để nâng cao khả năng bảo vệ an ninh trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện nay

Malaysia cân nhắc xây trạm radar theo dõi để nâng cao khả năng bảo vệ an ninh trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh minh họa

Trao đổi với báo giới, Giám đốc Cục Hàng hải Malaysia, ông Baharin Abdul Hamid ngày 25/4 cho biết sáng kiến trên là biện pháp nhằm nâng cao khả năng bảo vệ an ninh tại Biển Đông. Trả lời phỏng vấn hãng tin Bernama bên lề Hội nghị Quốc tế về Eo biển Malacca lần thứ 8, Giám đốc Baharin Abdul Hamid cho biết: “Việc xây dựng một trạm radar mới đã được thảo luận và dự kiến sẽ được đưa vào kế hoạch lần thứ 11 của Malaysia”.

Dù không nêu cụ thể địa điểm đặt trạm radar mà Malaysia đang hướng đến, song ông Baharin cho biết trạm radar sẽ giúp sớm phát hiện các tàu tình nghi trong vùng biển của nước này và thông báo sớm tới các cơ quan chức năng để có những biện pháp kịp thời.

Theo ông Baharin, ngày càng có nhiều băng nhóm tội phạm và cướp biển hoạt động tại Biển Đông. Ông nói: “Vụ mới nhất là nhằm vào tàu chở dầu MT Orkim Harmony”. Tàu MT Orkim Harmony, chở 6.000 tấn nhiên liệu trị giá khoảng 5,7 triệu USD, của tập đoàn Petronas bị hải tặc tấn công và bắt giữ hồi tháng 6 năm ngoái khi đang trên đường đến cảng Kuantan ở bang Pahang.

Đồng thời, trạm radar sẽ giúp Malaysia đối phó với tình trạng ngày càng có nhiều cướp biển hoạt động tại Biển Đông

Đồng thời, trạm radar sẽ giúp Malaysia đối phó với tình trạng ngày càng có nhiều cướp biển hoạt động tại Biển Đông. Ảnh Bharian

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Tiền Phong, phát biểu ngày 26/4 tại Tokyo, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan kêu gọi ASEAN và Nhật Bản tăng cường hợp tác để thiết lập pháp trị trên biển trong bối cảnh Trung Quốc hành động ngày càng quyết liệt trên Biển Đông, ảnh hưởng tự do hàng hải, hàng không.

"Nhật Bản và các nước khác trong khu vực cần làm việc cùng với ASEAN để thúc đẩy hòa bình, ổn định, thịnh vượng khu vực và duy trì, bảo vệ các trật tự quốc tế và khu vực dựa trên luật lệ”, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan phát biểu tại Tokyo.

Tuyên bố này được đưa ra nhân dịp ông Balakrishnan đang thăm Nhật Bản nhân dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Dù Nhật Bản và Singapore không tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, nhưng tuyến đường biển nhộn nhịp kéo dài từ eo biển Malacca tới Biển Đông là lợi ích chủ chốt của hai quốc gia này.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nhấn mạnh việc sử dụng pháp trị ở Biển Đông

Trong khi đó, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nhấn mạnh việc sử dụng pháp trị ở Biển Đông. Ảnh straitstimes.com

Ngoại trưởng Balakrishnan khẳng định: “Singapore và Nhật Bản có lợi ích trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không”. Hai quốc gia này cùng nhiều nước khác bày tỏ lo ngại trước việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo và tiền đồn tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Trung Quốc ngang nhiên thực hiện các hành động này nhằm củng cố yêu sách chủ quyền lãnh thổ và bảo vệ lợi ích biển của nước này.

Tối 26/4, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida. Trước đó, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ông Balakrishnan hoan nghênh Nhật Bản thực thi luật an ninh mới từ tháng 3.

Ngoại trưởng Singapore nói rằng, việc thực thi sẽ tăng cường liên minh Nhật-Mỹ vốn được coi là trụ cột hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố. Luật an minh mới là một bước chuyển lớn trong chính sách an ninh hậu chiến của Nhật Bản, sẽ cho phép Lực lượng Phòng vệ mở rộng vai trò của họ ở nước ngoài.

>> Tang tóc phủ bóng 2 gia đình nghèo mất con vì ‘thủy thần’ ở Gia Lai

Lan Anh (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang