Trung Quốc đe các nước sẽ bị 'phản đòn' nếu cứ chỉ trích về Biển Đông

author 18:29 06/05/2016

(VietQ.vn) - Nhà ngoại giao Trung Quốc nói những chỉ trích về tình hình Biển Đông mà cộng đồng quốc tế nhằm vào nước này sẽ bị bật lại giống như ấn vào lò xo.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

 

Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo VnExpress, Ouyang Yujing - lãnh đạo cơ quan Ranh giới và Các vấn đề Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông nhận thấy có sự chỉ trích Trung Quốc đến từ ngoài khu vực trong thời gian gần đây liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Nhà ngoại giao này cảnh cáo những chỉ trích từ cộng đồng quốc tế nhằm vào Bắc Kinh sẽ bị bật lại giống như ấn vào lò xo.

Nhà ngoại giao Trung Quốc Ouyang Yujing phát biểu về tình hình Biển Đông hiện nay tại Bắc Kinh ngày 6/5

Nhà ngoại giao Trung Quốc Ouyang Yujing phát biểu về tình hình Biển Đông hiện nay tại Bắc Kinh ngày 6/5. Ảnh: Reuters

"Tất nhiên, chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận những bình luận có tính xây dựng và chỉ trích từ các quốc gia liên quan", Reuters dẫn lời ông Ouyang cho biết trong một cuộc họp báo. "Nếu họ muốn gây áp lực lên Trung Quốc hoặc làm tổn hại thanh danh Trung Quốc, vậy thì hãy coi đó là một lò xo, có cả lực tác dụng và phản lực. Càng ép mạnh thì lò xo bật lại càng mạnh".

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các quốc gia láng giềng như Philippines, Việt Nam. Trung Quốc còn hành động ngày càng quyết đoán, xây phi pháp các đảo nhân tạo, sân bay, trong khu vực khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.

Thậm chí gần đây Trung Quốc còn tăng cường đưa ra cảnh báo trong bối cảnh Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, sắp ra phán quyết liên quan đến vụ kiện của Philippines với "đường 9 đoạn" phi lý mà Bắc Kinh vẽ ra để đòi chủ quyền ở Biển Đông. Về vấn đề này, ông Ouyang nói Trung Quốc đã nghiên cứu vụ kiện của Philippines và xác định nó có liên quan để chủ quyền và phân định trên biển.

Ông này nói Trung Quốc có quyền không tham gia vụ kiện Biển Đông. Nhà ngoại giao Trung Quốc viện cớ rằng ba hiệp ước quốc tế trước đó, ký các năm 1898, 1900 và 1930, đã cố định các đường ranh giới của Philippines. Ông Ouyang ngang nhiên cho rằng dựa vào ba hiệp ước này, các thực thể như bãi cạn Scarborough "rõ ràng là của Trung Quốc".

Trung Quốc không ít lần tuyên bố không tham gia vụ kiện Biển Đông dù vẫn tích cực ‘vận động hành lang’ ngầm

Trung Quốc không ít lần tuyên bố không tham gia vụ kiện Biển Đông dù vẫn tích cực ‘vận động hành lang’ ngầm. Ảnh minh họa

Trước tình hình này, giới chức Mỹ bày tỏ quan ngại phán quyết từ PCA sẽ khiến Trung Quốc đơn phương thiết lập một vùng nhận dạng phòng không như Bắc Kinh từng làm ở biển Hoa Đông năm 2013. Trung Quốc không bác bỏ hay xác nhận điều này.

Trong khi đó, giới quan sát quốc tế nhận định, phán quyết của tòa án quốc tế về vụ kiện Biển Đông được cho là có lợi cho Philippines và có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực do Trung Quốc cho rằng PCA không có thẩm quyền xét xử, dù Bắc Kinh cũng là bên tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay báo Tuổi Trẻ đăng lại từ nguồn Kyodo, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã đối thoại với tân Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và bày tỏ mong muốn Lào hợp tác chặt chẽ hơn trong việc giảm căng thẳng ở Biển Đông trong cuộc gặp mặt tại thủ đô Vientiane diễn ra hôm qua ngày 5/5.

Theo đó, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Nhật Bản đã gửi tới thủ tướng Lào thông điệp của chính phủ Nhật Bản, mong muốn sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với Lào trong công cuộc giảm bớt những căng thẳng liên quan tới tình hình Biển Đông hiện nay.

Nhật Bản mong muốn Lào tích cực giải quyết những căng thẳng liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay

Nhật Bản mong muốn Lào tích cực giải quyết những căng thẳng liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh minh họa

Thủ tướng Lào Thongloun nói với ông Kishida sẽ nỗ lực triển khai các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề này. Năm nay Lào là quốc gia giữ cương vị chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Cùng thời gian này, đài truyền hình trung ương Trung Quốc ngày 3/5 lần đầu tiên đã phát sóng những đoạn phim cho thấy hoạt động xây dựng trái phép của họ đang diễn ra tại Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam.

Theo Time, ngoài việc phô trương hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá và hải đăng phi pháp trên Đá Chữ Thập, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc còn nói đoàn ca múa của hải quân Trung Quốc cũng đã được đưa ra đây biểu diễn để phục vụ cho các lực lượng đồn trú trái phép của nước này ở quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam.

>> Ô tô ‘tan xác’ vì tàu TN2, đại nạn ập xuống gia đình 3 người trên đường đi đám ma

Tuyết Trinh (T/h)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang