Tổng thống Philippines sẽ ‘né’ vấn đề Biển Đông ở APEC

author 16:18 12/09/2015

(VietQ.vn) - Tổng thống Philippines Benigno Aquino sẽ không đưa vấn đề Biển Đông ra diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại nước này vào tháng 11 tới.

Sự kiện: Chuỗi hoạt động của APEC Việt Nam 2017

Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo VnExpress, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết ông sẽ không nêu vấn đề Biển Đông ra diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại nước này vào tháng 11 tới.

"Tôi nghĩ cần thận trọng trong lúc chờ phán quyết từ tòa trọng tài quốc tế hơn là tiếp tục nêu vấn đề này ra đối thoại", Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ Daily Inquirer hôm 8/9. "Chúng tôi đã nêu rõ quan điểm của mình tại nhiều diễn đàn", ông Aquino nói.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino sẽ không đưa tình hình Biển Đông ra thảo luận ở hội nghị APEC sắp tới

Tổng thống Philippines Benigno Aquino sẽ không đưa tình hình Biển Đông ra thảo luận ở hội nghị APEC sắp tới

Theo ông Aquino, Philippines sẽ nhấn mạnh "vai trò chủ đạo của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới" tại diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra vào tháng 11 tới. "Tôi chắc chắn tất cả thành viên diễn đàn, gồm cả các quốc gia quan sát được mời, sẽ tò mò muốn biết về kế hoạch của Trung Quốc với những vấn đề như thị trường chứng khoán. Đây là một diễn đàn kinh tế, do đó vấn đề kinh tế sẽ được đặt lên hàng đầu" - ông Aquino nhấn mạnh.

Phát biểu mới này của người đứng đầu chính quyền Manila đặt ra nhiều câu hỏi cho giới quan sát quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh Philippines nhiều lần phản đối Trung Quốc ở Biển Đông. Trước đó, Philippines đã đệ đơn kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) Liên Hợp Quốc ở The Hague, Hà Lan, từ tháng 1/2013 nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là vô giá trị và trái với luật pháp quốc tế.

PCA bắt đầu nghe giải trình của Philippines từ ngày 7/7 để quyết định xem tòa có thẩm quyền xét xử vụ kiện hay không. Phiên điều trần kết thúc hôm 13/7. Manila hy vọng tòa sẽ có phán quyết phản đối Bắc Kinh trong năm 2016.

Trước đó, Philippines không ít lần gay gắt phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông

Trước đó, Philippines không ít lần gay gắt phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, mới đây, trang tin “project-syndicate.org” đã đăng bài phân tích đề cập đến trách nhiệm của Trung Quốc đối với Biển Đông. Theo bài viết, tính từ tháng 12/2013, Trung Quốc đã bồi đắp thêm hàng ngàn hecta đất tại các bãi, đá ở Biển Đông, trong đó phần lớn là ở Trường Sa, báo Lao Động đưa tin.

Theo nguồn tin này, thực tế cho thấy các hoạt động của Trung Quốc đang đe dọa nghiêm trọng tới nguồn cá, sự đa dạng sinh học biển, và tạo ra một nguy cơ lâu dài đối với một số loài sinh vật biển quý hiếm vào bậc nhất trên thế giới.

Theo đó, hàng nghìn rạn san hô, thảm cỏ biển, hệ sinh thái ở vùng nước nông của Biển Đông đang bị hủy hoại nhanh chóng và bị vùi lấp kể từ khi giới lãnh đạo Trung Quốc tăng cường các hoạt động nhằm thực hiện các tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này. Dự án tôn tạo nói trên của Bắc Kinh cũng đang phá hoại các kết nối sinh thái giữa quần đảo Trường Sa và Biển Đông, cắt nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đối với các hệ sinh thái phụ thuộc.

Đã nhiều lần, Trung Quốc bị tố đang hủy hoại môi trường sinh thái ở Biển Đông

Đã nhiều lần, Trung Quốc bị tố đang hủy hoại môi trường sinh thái ở Biển Đông

Tình trạng chưa xác định được chủ quyền đối với vùng nước và nguồn thủy hải sản tại đây, đặc biệt là thái độ hiếu chiến của Trung Quốc, đã dẫn đến tình trạng đánh bắt một cách “triệt để”, làm suy thoái hệ sinh thái biển và đe dọa các loài sinh vật biển có nguy cơ bị tuyệt chủng như các loài rùa biển, cá mập và sò khổng lồ.

Cụ thể, từ năm 2010, trữ lượng thủy sản ở quần đảo Trường Sa và một phần phía tây của Biển Đông đã giảm 16%. Theo ước tính, hiện có khoảng 300 triệu người sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên biển ở khu vực Biển Đông. Do vậy, nếu Trung Quốc tiếp tục các hoạt động nói trên, nguy cơ bất ổn kinh tế sẽ gia tăng.

Minh Thùy (T/h)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang