Trung Quốc hằn học đáp trả việc Mỹ điều B-52 ra Biển Đông

author 18:09 14/11/2015

(VietQ.vn) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay phản đối Mỹ đưa máy bay B-52 đến Biển Đông, sau khi Lầu Năm Góc xác nhận về vụ việc hôm 8/11.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo VnExpress, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 13/11 đã chính thức ra tuyên bố phản đối việc Mỹ đưa máy bay ném bom chiến lược B-52 đến gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông, sau khi Lầu Năm Góc xác nhận về vụ việc vào ngày 8/11.

Tình hình Biển Đông mới nhất: Trung Quốc phản đối Mỹ điều B-52 ra Biển Đông

Việc Mỹ đưa máy bay B-52 ra gần các đảo nhân tạo trái phép ở Trường Sa khiến tình hình Biển Đông thêm tăng nhiệt. Ảnh minh họa

Phát biểu trong một cuộc họp báo trước giới truyền thông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lớn tiếng cho biết: "Chúng tôi kiên quyết phản đối bất cứ quốc gia nào nhân danh tự do hàng hải và hàng không đe doạ và vi phạm luật quốc tế, làm tổn hại chủ quyền và lợi ích an ninh Trung Quốc". Ông Hồng nhấn mạnh cụm từ ‘chủ quyền của Trung Quốc’ (?!) khi trả lời câu hỏi về phản ứng của Bắc Kinh trước việc Lầu Năm Góc hôm 8/11 cử máy bay ném bom B-52 qua quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Lầu Năm Góc trước đó cho biết hai máy bay ném bom "đã bay trong khu vực" quần đảo Trường Sa nhưng không phải là trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông. Các máy bay B-52 thực hiện nhiệm vụ thường xuyên ở Biển Đông, cất cánh từ Guam và trở về đây khi kết thúc nhiệm vụ. Nhân viên kiểm soát mặt đất của Trung Quốc đã liên lạc với máy bay ném bom nhưng B-52 vẫn tiếp tục nhiệm vụ, Lầu Năm Góc cho hay.

Đáng chú ý, cũng trong chiều tối ngày 13/11, Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trả lời báo chí về việc thảo luận vấn đề Biển Đông ở Hội nghị cấp cao Đông Á và các hội nghị liên quan, báo Giáo Dục Việt Nam đưa tin.

Theo đó, có phóng viên đã đề nghị Trung Quốc đưa ra bình luận về việc cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice ngày 12/11 cho biết, Tổng thống Obama tuần tới sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á, Hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN và trong thời gian triển khai hoạt động song phương, vấn đề Biển Đông sẽ trở thành vấn đề trung tâm.

Trung Quốc lớn lối yêu cầu không thảo luận về tình hình Biển Đông trong các hội nghị khu vực

Trung Quốc lớn lối yêu cầu không thảo luận về tình hình Biển Đông trong các hội nghị khu vực

Trả lời về điều này, ông Hồng Lỗi cho rằng: “Hội nghị cấp cao Đông Á và các hội nghị liên quan là diễn đàn quan trọng tập trung vào hợp tác và phát triển của khu vực, không phải là nơi thích hợp để thảo luận vấn đề Biển Đông. Các nước liên quan cần tôn trọng các nỗ lực bảo vệ hòa bình, ổn định khu vực Biển Đông của Trung Quốc và các nước ASEAN, tuân thủ cam kết không giữ lập trường của mình trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ liên quan.

Thận trọng về lời nói và hành động, không thổi phồng vấn đề Biển Đông, không thổi phồng căng thẳng khu vực, không áp dụng các hành động làm căng thẳng khu vực và tiếp tục phức tạp hóa, tránh phát đi tín hiệu sai lầm, kích động quốc gia cá biệt áp dụng nhiều hành động khiêu khích hơn, đe dọa hòa bình, ổn định khu vực”.

Lý giải về câu trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, một số ý kiến cho rằng có vẻ Bắc Kinh muốn thông qua đó để yêu cầu các nước không được thảo luậ về tình hình Biển Đông trong các hội nghị khu vực, vì nước này lo mất mặt ở các hội nghị đa phương, muốn che giấu các hành vi bất hợp pháp ở Biển Đông, nhưng dường như ‘con rồng châu Á’ không thể cản nổi xu thế tất yếu.

Suốt thời gian qua, Trung Quốc nhiều lần tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh còn ngang nhiên chiếm các bãi đá ngầm ở Trường Sa của Việt Nam và tiến hành bồi đắp phi pháp thành các đảo nhân tạo, bất chấp sự phản đối kịch liệt của các nước trong và ngoài khu vực.

Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn ở Biển Đông bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế

Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn ở Biển Đông bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế

Theo Điều 121, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), chỉ có các đảo tự nhiên có hoạt động của con người và hoạt động kinh tế mới được hưởng vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, nơi nước có chủ quyền có thể kiểm soát việc sử dụng và sử dụng mọi tài nguyên. Việc mở rộng bồi đắp bất cứ thực thể nào không mang lại quy chế cho chúng theo luật quốc tế.

Trước tình hình Biển Đông hiện nay, Việt Nam nhiều lần khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở hai quần đảo này mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.

Nguyễn Yên (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang