Tình hình biển Đông ngày 14/8: ‘TQ tiếp tục chính sách hiếu chiến trên Biển Đông’

author 06:59 14/08/2014

(VietQ.vn) - Mặc tình hình biển Đông căng thẳng, Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách hiếu chiến trên biển Đông. Hành động của Trung Quốc đại diện cho sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Pavin Chachavalpangpun, một giáo sư từ Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á đại học Kyoto của Nhật Bản nói "Mặc dù Mỹ thể hiện chắc chắn rằng họ có liên quan đến việc giải quyết vấn đề biển Đông, nhưng chúng tôi đã thấy ASEAN trong những năm gần đây trượt vào vòng tay của Trung Quốc. Tổ chức khu vực này đã miễn cưỡng để đối phó với căng thẳng ở biển Đông có lẽ vì lợi ích của một số quốc gia ASEAN riêng lẻ với Trung Quốc đã làm lu mờ lợi ích chung của khu vực"

Tình hình biển Đông

Tình hình biển Đông tiếp tục căng thẳng với những chính sách hiếu chiến của Trung Quốc. Ảnh minh họa

Ông cho rằng, cam kết của lãnh đạo Trung Quốc bảo vệ cái gọi là lợi ích quốc gia của họ cho thấy rất ít hy vọng có thể giảm căng thẳng, thậm chí nguy cơ bùng phát xung đột vũ trang ở biển Đông vẫn tiếp tục tăng lên. Cách duy nhất để kiểm tra chính sách của Trung Quốc là đưa tranh chấp ra một tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc.

Giáo sư Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Úc bình luận, đề nghị đóng băng các hành động khiêu khích trên biển Đông mà Mỹ đưa ra đã không nhận được sự đồng thuận trong ASEAN trước khi nó được công bố công khai. Theo ông, sẽ hoàn toàn sai về bản chất nếu Trung Quốc cho rằng họ không có lỗi và tất cả các hành vi khiêu khích đến từ bên ngoài hoặc các nước ASEAN "có ý đồ xấu được Mỹ hậu thuẫn".

Xung quanh vấn đề biển Đông, tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã nói với The Asahi Shimbun, Jakarta từ chối xử lý vấn đề biển Đông thông qua sức mạnh quân sự. Giải pháp cho biển Đông thông qua con đường ngoại giao là hết sức cần thiết, Indonesia sẵn sàng phục vụ như một cầu nối, trung gian cho các giải pháp hòa bình ở Biển Đông.

“Bắc Kinh đang dần dần chia nhỏ biển Đông”, ông Trần Trường Thủy, chuyên gia phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông, Việt Nam, cho biết trong một cuộc họp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Washington. “Họ ôm tham vọng biến Biển Đông thành cái ao của mình".

Trung Quốc luôn khăng khăng cho rằng hành động của nước này là hợp pháp bởi họ có cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với các quần đảo thuộc biển Đông và “những vùng biển liền kề” dựa trên cơ sở lịch sử. Bắc Kinh còn đưa ra tấm bản đồ với cái mà họ gọi là "đường chín đoạn", xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của nhiều quốc gia, để chứng minh cho luận điểm của mình. Tuy nhiên, họ sẽ không bao giờ giải thích được tính pháp lý của đường 9 đoạn đó, ông Thủy khẳng định.

Vân Anh (Tổng hợp)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang