Tàu săn ngầm mới ở Biển Đông có thực sự nguy hiểm?

author 06:26 17/11/2014

Số phận tàu Chu Châu 594 của Hải quân Trung Quốc vừa được triển khai xuống Biển Đông sẽ bị định đoạt bởi những 'hố đen' đại dương trên vùng biển này.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Việc triển khai tàu Chu Châu 594 đến Biển Đông được là nỗ lực rất lớn của Hải quân Trung Quốc nhằm lấp đầy lỗ hổng chống ngầm của Trung Quốc hiện nay. Trung Quốc đã triển khai 1 tàu hộ vệ chuyên dùng tác chiến chống ngầm mang tên Chu Châu 594, để tăng cường khả năng tìm kiếm và săn tàu ngầm cho Hải quân Trung Quốc tại Biển Đông.

Chu Châu 594 là tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 thứ 18 của Hải quân Trung Quốc được đưa vào sử dụng, mà cũng là tàu chiến đầu tiên trong kế hoạch của hải quân nước này được dùng để thực hiện tác chiến chống ngầm, Tạp chí Jane's Defence Weekly cho biết.Tuy nhiên năng lực chống ngầm của Chu Châu 594 không được đánh giá cao.

Theo thông tin được mạng quân sự Sina đăng tải hồi đầu năm 2014 cho biết đây là loại tàu hộ vệ đa năng kiểu mới, được thiết kế để thay thế cho các tàu tuần tra Type 037 kiểu cũ.

Trung Quốc đưa tàu săn ngầm Chu Châu 594 tới Biển Đông

Tình hình Biển Đông ngày 17/11: Trung Quốc đưa tàu săn ngầm Chu Châu 594 tới Biển Đông. Ảnh Báo Đất Việt

Một trong những nhiệm vụ chủ yếu mà Chu Châu 594 được giao nhiệm vụ đó là tác chiến chống tàu ngầm trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Để thực hiện nhiệm vụ này, tàu này sử dụng hệ thống định vị thủy âm tần số thấp SJG-206 để trinh sát, phát hiện tàu ngầm.

Với hệ thống trinh sát săn ngầm đó, Chu Châu 594 còn có khả năng chỉ đạo trực tiếp cho trực thăng chống ngầm tấn công tàu ngầm của đối phương khi phát hiện được.

Theo nguồn tin trên, hỏa lực săn ngầm của Chu Châu 594 lại không quá tốt. Theo đó, nó được trang bị 2 bệ phóng ngư lôi cỡ 324mm (mỗi bệ 3 ống) với tầm bắn dưới 10km. Đó là một cự ly quá ngắn so với tầm ngư lôi 533mm mà các tàu ngầm phi hạt nhân và hạt nhân trên thế giới sử dụng.

Vì vậy, việc săn ngầm sẽ phụ thuộc nhiều vào trực thăng săn tàu ngầm ở đuôi tàu. Tuy nhiên, Chu Châu 594 lại không có loại trực thăng thực sự hiệu quả cho nhiệm vụ này. Trung Quốc có kế hoạch trang bị trực thăng Ka-28 cho Chu Châu 594 nhưng do một số vấn đề thiết kế nên trực thăng chống ngầm Z-9E là lựa chọn duy nhất hiện nay cho con tàu này.

Z-9E không thể mang nhiều loại vũ khí và thiết bị chống tàu ngầm như Ka-28. Ka-28 có thể được trang bị một ngư lôi dẫn đường có đường kính 533 mm, hoặc mang theo 10 quả bom OFAB 250-120 và 2 quả bom OMAB-25-12D.Không giống như Ka-28, có thể phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm đối phương cùng một lúc nhờ có hệ thống sonar VGS-3 tích hợp, nhưng đối với Z-9E thì lại không. Vì vậy việc Hải quân Trung Quốc quyết định điều tàu Chu Châu 594 xuống Biển Đông để bị đánh giá là không nhiều hiệu quả khi con tàu này phải đối đầu với lực lượng tàu ngầm hiện đại trong khu vực này, trong đó có tàu ngầm Kilo.

Tàu ngầm Kilo là hệ thống định vị thủy âm kỹ thuật số (sonar) MGK-400EM. Đây là biến thể hệ thống định vị thủy âm tiên tiến nhất của Nga hiện nay được phát triển từ hệ thống định vị thủy âm MGK-400.

Tình hình Biển Đông ngày 17/11: Hình ảnh trực thăng Z-9E trên tàu Type 056

Tình hình Biển Đông ngày 17/11: Hình ảnh trực thăng Z-9E trên tàu Type 056. Ảnh Báo Đất Việt

MGK-400EM được thiết kế để tự động phát hiện, phân loại và theo dõi các mục tiêu dưới và trên mặt nước cũng như chỉ định vũ khí phù hợp với trạng thái của mục tiêu nhằm tăng hiệu quả tiêu diệt đồng thời đảm bảo cơ số vũ khí cho nhiều nhiệm vụ.

Về mặt hỏa lực, tàu Kilo Project 636 được trang bị hỏa lực mạnh mẽ với 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm cho phép bắn nhiều loại vũ khí gồm: ngư lôi chống ngầm VA-111 Shkval, 53-65, TEST 71/76; tên lửa chống tàu Klub-S; thủy lôi DM-1. Ngư lôi chống tàu ngầm, chống hạm nổi 53-65 dài 7,2m, đường kính thân 533mm, nặng 2-2,3 tấn, lắp đầu nổ nặng 307kg, đạt tầm bắn từ 18-22km (tùy biến thể), tốc độ khoảng 80km/h, dùng đầu tự dẫn chủ động/bị động.

Ngư lôi chống tàu ngầm TEST-71 dài 7,8m, lắp đầu nổ nặng 205kg, đạt tầm bắn 20km, tốc độ tối đa 40 hải lý/h. VA-111 có chiều dài 8,2m, đường kính thân 533mm, trọng lượng 2,7 tấn, lắp đầu đạn nặng 700kg cho phép đánh chìm tàu địch chỉ bằng một phát bắn.

VA-111 được áp dụng công nghệ tạo ra “siêu bọt khí” bao bọc xung quanh ngư lôi. Thiết kế này gần như làm triệt tiêu toàn bộ ma sát của nước tác động lên ngư lôi giúp nó đạt tốc độ nhanh hơn. Qua đó, ngư lôi VA-111 có thể đạt tốc độ dưới nước vượt quá 370km/h, một tốc độ mà không một loại ngư lôi nào trên thế giới có thể so sánh được.

Với tốc độ cực cao như vậy, tàu địch sẽ càng khó có thể xoay sở chống đỡ. Ngoài những vũ khí kể trên, tàu ngầm Kilo còn được tranhg bị hệ thống tên lửa chống tàu Klub-S.Với những trang bị của Kilo, thì việc Chu Châu 594 đến Biển Đông làm nhiệm vụ săn tìm tàu ngầm là nhiệm vụ cực khó khăn nếu không muốn nói là không thể thực hiện được.

Theo Báo Đất Việt

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang