Tình hình biển Đông ngày 2/6: Trung Quốc chuẩn bị rút giàn khoan?

author 21:26 02/06/2014

(VietQ.vn) - Tình hình biển Đông có động thái mới là giàn khoan lại có dấu hiệu dịch chuyển, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nhận định có thể là chuẩn bị cho sự rút lui lặng lẽ.

Trung Quốc chuẩn bị rút giàn khoan?

Chia sẻ trên báo Tuổi trẻ, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho biết: "Động thái mới là giàn khoan lại có dấu hiệu dịch chuyển. Ngày 26/5, giàn khoan vừa được đưa đến vị trí mới, cho tới nay chưa đầy một tuần, chắc chắn là chưa khoan thăm dò được. Có thể đây là một hoạt động dịch chuyển trong thăm dò địa chất, cũng có thể đây là một động thái chuẩn bị cho sự rút lui lặng lẽ, giải quyết song phương với Việt Nam".

Trung Quốc chuẩn bị rút giàn khoan?

Trung Quốc có dấu hiệu chuẩn bị rút giàn khoan

Theo nhận định của Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, có thể đây là một động thái chuẩn bị cho sự rút lui lặng lẽ của phía Trung Quốc."Những ngày tới, nếu giàn khoan tiếp tục được dịch chuyển, các tàu chấp pháp Việt Nam phải chú ý quan sát, ghi nhận được phía trước bao nhiêu tàu kéo, phía sau bao nhiêu tàu đẩy, đội hình bảo vệ triển khai thế nào... từ đó sẽ phán đoán được hướng đi của giàn khoan và ý đồ của họ rõ nét hơn", tờ Tuổi trẻ dẫn lời Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm.

Theo quan sát của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam, ngày hôm qua (1/6),  (Haiyang Shiyou 981) có những biểu hiện không ổn định vị trí. Điều này đang được các lực lượng Việt Nam tiếp tục theo dõi các diễn biến cụ thể để xác định mục đích của sự việc này. 

Trước đó, Trung Quốc đã tiến hành di chuyển vị trí  trái phép trong vùng biển Việt Nam. Việc này được tiến hành từ sáng sớm 27/5, đến chiều thì tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003 đã phát hiện đã di chuyển khỏi vị trí cũ khoảng 22 hải lý, tuy nhiên vẫn nằm sâu trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, mục đích của lần dịch chuyển này được phía Trung Quốc tuyên bố “để tiếp tục hoạt động thăm dò”. Tuy vậy, Cục Kiểm ngư Việt Nam vẫn đang tiếp tục quan sát xem ngoài động cơ trên, phía Trung Quốc còn có động cơ gì khác.

Trung Quốc tăng cường quân sự tại khu vực 

Thông tin từ Cục Kiểm ngư cho hay, trong ngày hôm nay (2/6) đã phát hiện được 5 chiếc máy bay chiến đấu bay quanh nhiều vòng ở khu vực giàn khoan.

Xuất hiện 5 máy bay chiến đấu của Trung Quốc

Xuất hiện 5 máy bay chiến đấu của Trung Quốc

Theo báo Đời sống pháp luật, Khoảng 50 tàu cá Việt Nam tổ chức đánh bắt thủy sản và đấu tranh đòi ngư trường, phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong khu vực phía Nam đảo Tri Tôn, cách giàn khoan khoảng 20-25 hải lý.

Khi tàu Kiêm ngư tiến gần vào giàn khoan để đấu tranh, tuyên truyền ở khoảng cách 7-9 hải lý, Trung Quốc tổ chức lực lượng gồm tàu hải cảnh, tàu kéo và một số tàu khác ngăn cản quyết liệt, sẵn sang hú còi, đam va, phun vòi rồng vào các tàu Kiểm ngư. Tuy nhiên, lực lượng Kiểm ngư vẫn kiên trì bám trụ đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam. Tinh thần của lực lượng Kiểm ngư và ngư dân vẫn rất tốt và kiên cường bám trụ quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

Về phía Trung Quốc vẫn duy trì số lượng tàu 120 tàu gồm 38-40 tàu hải cảnh, 10-14 tàu vận tải, 15-20 tàu kéo,42-47 tàu cá, 4 tàu quân sự. Trung Quốc vẫn tăng cường hoạt động trinh sát thông qua hoạt động của máy bay, máy bay xuất hiện nhiều hơn. Lực lượng kiểm ngư đã quan sát được 5 chiếc máy bay chiến đấu bay bay quanh nhiều vòng ở khu vực giàn khoan.

Cũng trong sang nay, tàu cá vỏ gỗ ĐNa-90152-TS của ngư dân Đà Nẵng bị tàu vỏ sắt 11209 của Trung Quốc đâm chìm đã được đưa lên đã tiến hành kiểm tra kỹ thuật, đánh giá hư hỏng thiệt hại để có phương án sửa chữa.

Lo ngại thương mại 2 chiều

“Nhiều người lo ngại về những hành động trả đũa của TQ như đóng cửa biên giới, dừng các hoạt động xuất nhập khẩu với Việt Nam nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng, TQ không dễ gì làm được điều đó". ĐBQH – Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đề cập như vậy khi nói về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Quan ngại về môi quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc

DDBQH Vũ Tiến Lộc đề cập đến mối quan hệ thương mại Việt Nam và Trung Quốc

Theo báo Đọc tin 360, Liên quan đến vấn đề biển Đông, ĐBQH Vũ Viết Ngoạn (Khánh Hòa) cho biết : “Cá nhân tôi và đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa tán thành và ủng hộ mạnh mẽ tuyệt đối các giải pháp Đảng, Nhà nước đã triển khai trong thời gian vừa qua về vấn đề biển Đông cũng như xử lý các biến cố xảy ra ở một số địa phương”.

Theo ông Ngoạn, nhờ có chính nghĩa và có giải pháp được triển khai kịp thời và hợp lý đó, chúng ta đã chiếm được cảm tình và ủng hộ mạnh mẽ của các nước tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Đồng thời tiếp tục giữ được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.“Chúng tôi cũng cho rằng chính nghĩa sẽ không bao giờ đơn độc và vì vậy Việt Nam đã và sẽ không bao giờ đơn độc” – ông Ngoạn khẳng định.

ĐBQH Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) cho rằng, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của các Hiệp định Thương mại tự do với các đối tác lớn nhất trên thế giới, trong đó trước hết phải kể đến Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đi vào giai đoạn nước rút. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU dự kiến sẽ kết thúc đàm phán vào cuối năm nay.

Về sự kiện Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của nước ta, ông Lộc nhận định, nếu không được ngăn chặn sẽ tác động đáng kể đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

“Từ góc độ kinh tế, chúng ta đang đứng trước những đòi hỏi mới trong việc duy trì quan hệ thương mại ổn định với Trung Quốc, đồng thời tăng cường các biện pháp hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào môi trường này.

Các Hiệp định thương mại tự do không chỉ mở ra các cơ hội phát triển mà còn là cơ hội để Việt Nam giảm bớt và thoát khỏi tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, để bảo đảm sự phát triển bền vững và cân bằng của nền kinh tế Việt Nam.

Trung quốc không dễ gì làm điều đó

Trong lúc có nhiều người lo ngại về những hành động trả đũa của Trung Quốc đối với Việt Nam khi tranh chấp biển Đông leo thang như đóng cửa biên giới, dừng các hoạt động xuất nhập khẩu với Việt Nam. Nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng, Trung Quốc không dễ gì làm được điều đó, ít nhất là từ góc độ chính thức và ở quy mô lớn” – ĐBQH Vũ Tiến Lộc nhìn nhận.

Ông Lộc lý giải: “Chúng ta biết rằng các hoạt động giao thương với Việt Nam đang là nguồn thu chính cho một số tỉnh nghèo bậc nhất của Trung Quốc. Việt Nam cũng là thị trường lớn nhất Đông Nam Á của các nhà thầu Trung Quốc. Nhà đầu tư Trung Quốc đang có những lợi ích lớn nhỏ từ các dự án đầu tư trực tiếp, hoặc gián tiếp tại Việt Nam. Tất cả điều này khiến người ta phải suy nghĩ trước khi quyết định bất kỳ biện pháp nào” – ông Lộc nhận định.

Đặng Hằng (TH)


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang