Tình hình Biển Đông ngày 8/10: Nhật Bản, Đài Loan sản xuất vũ khí đối phó Trung Quốc

author 06:39 08/10/2014

(VietQ.vn) - Việc Trung Quốc ngày càng bộc lộ và quyết không từ bỏ tham vọng độc chiếm biển Đông, biển Hoa Đông buộc nhiều nước ra sức tăng cường năng lực quân sự và đầu tư mạnh cho ngành nghiên cứu vũ khí.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Những tin tức mới nhất trên báo chí cho hay, Nhật Bản đang nâng cấp năng lực tác chiến tàu ngầm để đối phó với tàu ngầm mới nhất của Trung Quốc. Theo đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ nâng cấp hệ thống sóng âm của tàu ngầm, đồng thời chia sẻ dữ liệu với các máy bay cùng loại nhằm thuận lợi cho việc dò tìm vị trí và quỹ đạo của tàu đối phương.

Phát biểu trên các phương tiện truyền thông, đại diện Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết sẽ nghiên cứu chế tạo 80 chiếc máy bay săn ngầm vào năm 2015 để đối phó với tàu ngầm mới nhất của Trung Quốc. Đồng thời, Nhật Bản sẽ thành lập một tổ chuyên gia đánh giá năng lực tác chiến tàu ngầm mới.

Tình hình Biển Đông ngày 8/10: Nhật Bản chế tạo máy bay săn ngầm đối phó Trung Quốc

Tình hình Biển Đông ngày 8/10: Nhật Bản chế tạo máy bay săn ngầm đối phó Trung Quốc. Ảnh minh họa

Giới chuyên gia phân tích, nguyên do của kế hoạch mới này của Bộ Quốc phòng Nhật Bản là bởi số lượng tàu ngầm có 'năng lực phòng không hiệu quả' và lượng tàu đổ bộ của Trung Quốc đang không ngừng tăng lên. Hồi tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố Bắc Kinh sẽ nỗ lực trở thành một cường quốc biển.  Điều này cho thấy Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp với các quốc gia đang có tranh chấp lãnh hải với nước này, trong đó có quần đảo Điếu Ngư mà cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.

Tàu ngầm mới nhất của Trung Quốc được cho là có thiết kế hiện đại với hệ thống giảm tiếng ổn tối ưu, tốc độ nhanh và hành trình dài hơn khiến tàu ngầm và trực thăng Nhật Bản khó có thể phát hiện. Do đó, lực lượng phòng vệ Nhật Bản quyết định đẩy nhanh kế hoạch nâng cấp năng lực tác chiến của tàu hộ vệ và tàu ngầm,… Một trong số đó là năng lực tác chiến của máy bay săn ngầm.

Theo lực lượng phòng vệ Nhật Bản, máy bay săn ngầm mới sẽ được nghiên cứu chế tạo vào năm 2015 và hoàn tất vào năm 2020. Hiện, máy bay tuần tra chủ lực P-3C của Nhật đã được thay thế cho máy bay tuần tra P-1 với khả năng thăm dò và năng lực nhận dạng phòng không hiệu quả hơn. Ngoài ra, rất có thể Tokyo sẽ bố trí khoảng 40 tàu ngầm và tổ chuyên giá đánh giá năng lực tác chiến tàu ngầm ở căn cứ Yokosuka của nước này vào năm 2016.

Tình hình Biển Đông ngày 8/10: Hình ảnh một tàu ngầm của Trung Quốc

Tình hình Biển Đông ngày 8/10: Hình ảnh một tàu ngầm của Trung Quốc. Ảnh minh họa

Cũng trong thời gian này, Đài Loan đang bắt đầu thử nghiệm một loại tàu hộ vệ hạng nhẹ tàng hình (tàu tuần tra) có thể làm cho tàu chiến lớn nhất của Trung Quốc mất sức chiến đấu. Truyền thông Đài Loan trước đó tiết lộ, tàu hộ vệ hạng nhẹ tên lửa tàng hình lớp Đà Giang, Đài Loan bắt đầu tiến hành chạy thử trên biển ở cảng Tô Áo, huyện Nghi Lan.

Loại tàu song thể tàng hình tốc độ cao này được truyền thông ưu ái đặt cho tên gọi "sát thủ tàu sân bay" nhờ sở hữu kết cấu "song thể" bảo đảm tốc độ chạy tương đối cao. Bên cạnh đó, tàu này có thiết bị động lực mạnh mẽ, tốc độ lớn nhất trên biển có thể đạt 70 km/giờ. Dài 60 m, rộng 14 m, lượng giãn nước khoảng 500 tấn, thủy thủ đoàn 41 người. Vũ khí trang bị chủ yếu gồm 1 khẩu pháo 76 mm, 1 hệ thống vũ khí phòng không tầm gần 6 nòng Phalanx Mark15 do Mỹ chế tạo và vài khẩu súng máy.

"Át chủ bài" của tàu Đà Giang là vũ khí tên lửa có uy lực rất mạnh, chủ yếu là 16 tên lửa hành trình chống  hạm, bao gồm 8 quả tên lửa siêu âm Hùng Phong-3 và 8 quả tên lửa cận âm Hùng Phong-2.Tốc độ tối đa của tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Hùng Phong-3 có thể đạt 2.300 km, tầm bắn khoảng 150 km, do Viện Khoa học Trung Sơn, Đài Loan nghiên cứu phát triển, chuyên dùng để tấn công tàu cỡ lớn Hải quân Trung Quốc, trong đó có tàu sân bay đầu tiên và duy nhất hiện nay mang tên Liêu Ninh của Quân đội Trung Quốc.

Tàu hộ vệ hạng nhẹ tên lửa song thể lớp Đà Giang được mệnh danh "sát thủ tàu sân bay" hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Công nghệ sử dụng khi chế tạo tàu này có thể ngụy trang tàu ở mức độ tối đa, làm cho nó không bị radar kẻ thù phát hiện. Tàu này trang bị thiết bị điện tử mới nhất của Đài Loan, gồm hệ thống dẫn đường và thiết bị tác chiến điện tử.

Nhận xét về điều này, chủ nhiệm Alexei Masloff, Trung tâm nghiên cứu chiến lược các vấn đề Trung Quốc của Nga cho rằng, một loạt vũ khí đồng bộ của tàu lớp Đà Giang có thể áp chế thiết bị radar của địch, tiến tới buộc tàu sân bay địch mất khả năng hoạt động.

Tình hình Biển Đông ngày 8/10: Tàu chiến nhỏ Đài Loan sẽ khiến tàu sân bay Trung Quốc bất lực

Tình hình Biển Đông ngày 8/10: Tàu chiến nhỏ Đài Loan sẽ khiến tàu sân bay Trung Quốc bất lực. Ảnh minh họa

Chuyên gia Nga Masloff chỉ ra, Đài Loan nghiên cứu chế tạo tàu chiến tên lửa song thể là một biện pháp chống lại các cuộc tấn công tiềm tàng của Trung Quốc. Xét thấy sau khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền, Trung Quốc áp dụng chính sách ngoại giao "chủ động" hơn, vì vậy một khi tình hình trở nên gay gắt, Trung Quốc có thể sẽ phát động tấn công trên biển đối với Đài Loan.

Nếu nói khi nhà cầm quyền trước đây của Trung Quốc cầm quyền, có khi cũng từng đe dọa sử dụng vũ lực, nhưng tất cả vấn đề cuối cùng còn giải quyết thông qua con đường hòa bình tuyệt đối, không gây sức ép quân sự. Nhưng tình hình hiện nay đã có sự thay đổi rõ rệt, chính sách của nhà lãnh đạo mới rõ ràng "nguy hiểm" hơn.

Trung Quốc mạnh mẽ tăng cường chế tạo tàu sân bay, tàu ngầm và tàu chiến mặt  nước. Trung Quốc có kế hoạch dựa vào tiêu chuẩn của họ, chế tạo nhiều nhất 10 tàu sân bay. Nếu phân tích một chút về mục tiêu trước tiên có thể tấn công của Trung Quốc, có thể nhìn thấy vài mục tiêu của họ, Đài Loan là mục tiêu hàng đầu.

Minh Thùy

 (tổng hợp từ Giáo Dục, VTC)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang