Tình hình biển Đông ngày hôm nay 4/8: Lạ đời cách hành xử của Trung Quốc

author 06:31 04/08/2014

Trung Quốc muốn do thám ở vùng đặc quyền kinh tế nước khác, nhưng lại từ chối nước khác do thám tương tự, thậm chí cấm do thám ở vùng biển nước khác.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 1 tháng 8 đăng bài viết liên quan đến việc Trung Quốc do thám diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương cho rằng, mặc dù có một số quan chức Quân đội Mỹ đã đưa ra bình luận đầy hy vọng, nhưng Trung Quốc điều tàu do thám diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương hoàn toàn không có nghĩa là Quân đội Mỹ áp dụng hành động tương tự ở khu vực xung quanh Trung Quốc là hợp pháp.

Trái lại, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 31 tháng 7 cho biết, loại hành động do thám này của Mỹ sẽ "ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Trung Quốc".

Bài viết cho rằng, điều này có nghĩa là Trung Quốc muốn từ chối Mỹ làm như vậy trong khi họ ra sức bảo vệ quyền lợi thực hiện nhiệm vụ do thám ở xung quanh Mỹ.

Bài viết cho rằng, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear đã đưa ra bình luận rất lạc quan về cách làm của tàu do thám Trung Quốc theo dõi diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương ở vùng đặc quyền kinh tế Hawaii.

Ông cho rằng, sự xuất hiện của tàu do thám Trung Quốc "cho thấy Trung Quốc cho phép hoặc chấp nhận chủ trương mà chúng tôi luôn nói vói họ - tiến hành hoạt động quân sự và khảo sát ở (vùng đặc quyền kinh tế) nước khác phù hợp với luật pháp quốc tế, là điều có thể chấp nhận được. Đây là một quyền lợi cơ bản của các nước".

Theo bài viết, từ lâu, Trung Quốc đều phản đối Mỹ thực hiện nhiệm vụ theo dõi ở vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, trong khi đó Mỹ cho rằng khu vực bên ngoài lãnh hải 12 hải lý là vùng biển quốc tế, vì vậy có thể thực hiện nhiệm vụ theo dõi ở đó.

Vì vậy, Trung Quốc điều một tàu do thám vào vùng đặc quyền kinh tế Hawaii để làm nhiệm vụ do thám, Samuel Locklear nói đầy hy vọng rằng Trung Quốc đã chấp nhận giả thích quốc tế về tiêu chuẩn của vùng đặc quyền kinh tế.

Nhưng, trong cuộc họp báo thường lệ của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 31 tháng 7, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đại tá Cảnh Nhạn Sinh nói rõ rằng, lập trường của Trung Quốc không thay đổi.

Cảnh Nhạn Sinh đã tiến hành biện hộ cho cách làm của tàu do thám Trung Quốc, cho rằng hành vi của Hải quân Trung Quốc phù hợp với quy định liên quan của luật pháp quốc tế và luật của Mỹ. "Trung Quốc hy vọng phía Mỹ tôn trọng quyền lợi hợp pháp của tàu Trung Quốc".

Mặc dù vậy, Trung Quốc cho rằng hành vi của tàu gián điệp của họ phù hợp với lập trường của quy định pháp luật, hoàn toàn không có nghĩa là họ đã thay đổi thái độ không thích tàu chiến Mỹ áp dụng hành động tương tự.

Cảnh Nhạn Sinh đã tiến hành so sánh hành vi của tàu chiến hai nước, cho rằng, hoạt động của tàu chiến Hải quân Trung Quốc bất kể là phạm vi hay số lượng, phương thức khác với do thám thường xuyên cự ly gần đối với Trung Quốc của tàu chiến và máy bay Mỹ.

Chính quyền Trung Quốc luôn cho rằng, nhiệm vụ theo dõi của Mỹ luôn là 1 trong 3 nhân tố lớn hạn chế quan hệ quân sự Trung-Mỹ (2 nhân tố khác lần lượt là Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và Quốc hội Mỹ hạn chế giao lưu quân sự hai nước Trung-Mỹ).

Cảnh Nhạn Sinh còn chỉ ra: "Từ lâu, tàu chiến, máy bay Mỹ đến vùng biển và vùng trời do Trung Quốc quản lý, tiến hành hoạt động do thám tần suất cao, cách làm này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Trung Quốc, rất dễ gây ra sự kiện bất ngờ trên biển, trên không".

Nhưng, bài viết cho rằng, gần đây, Trung Quốc hầu như sẵn sàng hơn với việc thông qua quấy rối tàu chiến Mỹ (xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc tiến hành nhiệm vụ theo dõi) để gây ra "sự kiện", trong đó gồm có sự kiện tàu khảo sát đại dương USNS Impeccable năm 2009, sự kiện tàu sân bay USS George Washington năm 2010 và sự kiện tàu USNS Impeccable tiếp tục xảy ra năm 2013.

Bài viết chỉ ra, điều này có nghĩa là Trung Quốc muốn ra sức bảo vệ quyền lợi thực hiện nhiệm vụ do thám ở xung quanh Mỹ, nhưng phản đối Mỹ làm như vậy. Nhưng, Trung Quốc làm được điểm này như thế nào? Khi biện hộ cho hoạt động của tàu do thám Trung Quốc ở vùng biển Hawaii, Cảnh Nhạn Sinh nhấn mạnh rằng "Hành vi của Hải quân Trung Quốc phù hợp với luật pháp quốc tế liên quan và quy định có liên quan của luật pháp Mỹ".

Đúng như học giả quân sự Mỹ Andrew Ericson và Emily de La Bruyere khi phân tích sự kiện này cho rằng, "quy định liên quan của luật pháp Mỹ" có thể chính là then chốt cho lập trường của Trung Quốc.

Andrew Ericson và Emily de La Bruyere chỉ ra, Trung Quốc muốn lợi dụng luật pháp Mỹ để chứng minh lập trường mà nó xem như mâu thuẫn. Mỹ, nước thực hiện tự do hàng hải, thậm chí là theo dõi tự do hoạt động - hoàn toàn không có luật liên quan đến thực hiện nhiệm vụ theo dõi ở vùng đặc quyền kinh tế. Nhưng, Trung Quốc lại có.

Vì vậy, Bắc Kinh có hể căn cứ vào luật pháp Mỹ để hợp pháp hóa hành vi của họ ở vùng biển Hawaii, thậm chí dựa vào quy định của luật pháp trong nước của Trung Quốc để phủ nhận Mỹ có quyền lợi này ở khu vực xung quanh Trung Quốc.

Việc theo dõi liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế và lập trường tự do hàng hải, tự do bay của Trung Quốc có ảnh hưởng quan trọng đối với tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc. Đến nay, Bắc Kinh kiên trì cho rằng, tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông là không có căn cứ gì.

Nhưng, Trung Quốc rõ ràng cũng muốn nước khác tuân thủ quy định của luật pháp Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, trong khi đó người bình thường cho rằng vùng đặc quyền kinh tế ngoài lãnh hải 12 hải lý là vùng biển quốc tế.

Dựa vào yêu sách chủ quyền "đường chín đoạn" (đường lưỡi bò) của Trung Quốc, phần lớn vùng biển trên Biển Đông đều thuộc "lãnh hải" của Trung Quốc, vì vậy cấm nước khác tiến hành hoạt động theo dõi và do thám ở đây.

Nguyên An (Dẫn nguồn theo GDVN)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang