Mỹ chất vấn Trung Quốc ngang ngược đưa máy bay quân sự đến Trường Sa

author 06:45 20/04/2016

(VietQ.vn) - Tình hình biển Đông mới nhất, Bộ Quốc phòng Mỹ phản đối Trung Quốc đưa máy bay quân sự trái phép đến đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Tình hình biển Đông có những diễn biến mới nhất khi Bộ Quốc phòng Mỹ phản đối việc Trung Quốc đưa máy bay quân sự trái phép đến đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tình hình biển Đông lại nóng lên khi Trung Quốc đưa máy bay quân sự đến Trường Sa

Cụ thể, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jeff Davis nói: “Chúng tôi hiểu rằng máy bay quân sự Trung Quốc đã đáp xuống đá Chữ Thập hôm 17/4 và được Trung Quốc giải thích là hoạt động nhân đạo để đưa 3 công nhân bị thương đến bệnh viện”. Tuy nhiên, không rõ tại sao Trung Quốc lại sử dụng máy bay quân sự (cho hoạt động cứu hộ) thay vì máy bay dân sự”.

“Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc xác nhận rằng họ không có kế hoạch triển khai hay điều động máy bay quân sự đến những địa điểm ở quần đảo Trường Sa nhằm ý đồ đảm bảo sự chiếm giữ của Trung Quốc ở đây”, ông Davis phát biểu trong thông cáo.

Máy bay tuần tra biển Y-8 của Trung Quốc đã đưa 3 công nhân được cho là bị thương khi làm việc đến một bệnh viện ở đảo Hải Nam, theo Tân Hoa xã.

Trung Quốc lần đầu tiên chính thức công bố việc sử dụng máy bay quân sự đến đá Chữ Thập vào hồi tháng 1.2016. Khi đó, 2 máy bay dân sự đã hạ xuống đường băng phi pháp Bắc Kinh xây dựng ở đá Chữ Thập, làm dấy lên sự phản đối của nhiều nước. Nhiều nước, bao gồm cả Mỹ, Philippines và Việt Nam lo ngại Trung Quốc muốn biến Trường Sa trở thành tiền đồn quân sự ở Biển Đông để đối phó với các nước trong khu vực và cả Mỹ.

Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn ngang ngược nói rằng việc sử dụng máy bay quân sự phục vụ cứu hộ là “hoạt động thường xuyên” của quân đội Trung Quốc và “không có gì đáng lo ngại cả”.

Nhìn nhận về tình hình biển Đông, hồi tháng 2 vừa qua,  Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper nhìn nhận, đe dọa từ Bắc Kinh không chỉ giới hạn ở việc tăng cường sức mạnh hạt nhân chiến lược, lực lượng quân sự thông thường, mà còn mở rộng sang các hình thức cạnh tranh khác như các chiến dịch thông tin, tấn công mạng, hoạt động tình báo, chiến tranh phi truyền thống.

Trung Quốc, cùng với Nga, đang thách thức quyền lực và ảnh hưởng khu vực của Mỹ theo lối gia tăng cạnh tranh, đặc biệt là trên các tuyến hàng hải thiết yếu ở châu Á – nơi chuyên chở lượng hàng hóa lên đến 5.000 tỉ USD/năm.

Để tránh kích hoạt một cuộc chiến có tiếng súng với Mỹ, Bắc Kinh đang theo đuổi cách tiếp cận về xung đột cường độ thấp.

“Họ đương nhiên tránh đối đầu quân sự trực diện với Mỹ, thay vào đó là chấp nhận cạnh tranh cường độ thấp, trong đó có các bước đi kinh tế - quân sự mang tính đối địch. Nó mang chủ đích xóa nhòa khoảng cách giữa hòa bình và chiến tranh”, ông Clapper nói.

>>Bảo vệ thẩm mỹ viện Cát Tường: Muốn thắp hương cho chị Huyền mà không dám

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang