Tình hình chiến sự Syria mới nhất: Đức bắt đầu tham gia cuộc chiến chống IS ở Syria

author 07:10 11/12/2015

(VietQ.vn) - 'Đức bắt đầu tham gia cuộc chiến chống IS ở Syria', 'Nga bị cáo buộc 'thanh trừng sắc tộc' ở Syria', 'Tổng thống Syria bị tố mua dầu và khí đốt từ IS' là những tin tức về tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 11/12/2015.

Sự kiện: Cập nhật tình hình Syria mới nhất

Đức bắt đầu tham gia cuộc chiến chống IS ở Syria

Theo những tin tức về tình hình chiến sự Syria mới nhất trên VnExpress, máy bay chở nhóm binh sĩ đầu tiên của Đức hôm nay khởi hành sang Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo ở Syria. 40 binh sĩ cùng hai phi cơ trinh sát Tornado đã cất cánh từ căn cứ quân sự Jagel thuộc bang Schleswig-Holstein, Đức. Trong khi đó, một máy bay tiếp nhiên liệu trên không A310 MRT cũng rời căn cứ Cologne-Wahn để đến căn cứ không quân Incirlik, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 11/12/2015 đưa tin Đức bắt đầu tham gia cuộc chiến chống IS ở Syria

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 11/12/2015 đưa tin Đức bắt đầu tham gia cuộc chiến chống IS ở Syria

Động thái trên được thực hiện trong bối cảnh các nhà lập pháp Đức hồi cuối tuần trước thông qua kế hoạch điều động 1.200 binh sĩ cùng máy bay tham gia các chiến dịch quân sự quốc tế nhằm chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Việc triển khai quân này là nhằm chung tay với Pháp trong nỗ lực tiêu diệt các tay súng cực đoan IS sau khi chúng thực hiện chuỗi vụ tấn công đẫm máu ở Paris hôm 13/11, khiến 130 người thiệt mạng.

Berlin còn tuyên bố sẽ điều một tàu khu trục nhỏ tới bảo vệ tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp ở phía đông Địa Trung Hải. Song Đức hiện chưa có kế hoạch dội bom các mục tiêu IS ở Syria như Mỹ, Pháp, Anh đang làm. 6 máy bay trinh sát Tornado của Đức với công nghệ do thám hiện đại có thể quan sát bằng hồng ngoại và chụp ảnh trong bóng đêm, thậm chí là ở vào điều kiện thời tiết xấu. Những dữ liệu này từ đó được truyền theo thời gian thực về các trạm dưới mặt đất.

Nga bị cáo buộc 'thanh trừng sắc tộc' ở Syria

Theo An Ninh Thủ Đô, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu vừa cáo buộc Nga đang cố gắng tiêu diệt các dân tộc ở miền Bắc Syria như lực lượng Turkmen và người Hồi giáo Sunni để bảo vệ cho các lợi ích quân sự ở khu vực này. “Nga đang cố gắng quét sạch các lực lượng ở khu vực miền Bắc Syria như quân Turkmen và cộng đồng Hồi giáo dòng Sunni, vốn không có quan hệ tốt với chính quyền Tổng thống Bashar Assad. Họ muốn làm điều này để bảo vệ cho căn cứ quân đội của Nga và chính phủ Syria ở Latakia và Tartus”, ông Ahmet Davutoglu cho biết vào hôm 9/12.

Lực lượng Turkmen bao gồm những người Syria gốc Thổ Nhĩ Kỳ, được Ankara hậu thuẫn để chống lại chính quyền Damacus. Ankara đã rất giận dữ khi quân Turkmen cho biết, Nga thường không kích vào nhóm này ở Syria.

Nga bị cáo buộc 'thanh trừng sắc tộc' ở Syria là tin tức về tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 11/12/2015

Nga bị cáo buộc 'thanh trừng sắc tộc' ở Syria là tin tức về tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 11/12/2015

Theo ông Davutoglu, máy bay Nga ném bom ở miền Tây Bắc Syria nhằm cắt nguồn cung cấp của các nhóm phiến quân đối đầu với chính phủ. Các nước phương Tây cũng đã nhiều lần cáo buộc Nga không chỉ tấn công khủng bố mà cả lực lượng đối lập ôn hoà nhằm củng cố lại sức mạnh cho quân đội Syria, tuy nhiên, Moscow phủ nhận các thông tin này.

Mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên xấu đi nghiêm trọng kể từ khi Ankara bắn rơi một máy bay Nga vì lí do vi phạm không phận, điều mà Nga hoàn toàn phủ nhận. Nga cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ làm điều này để bảo vệ nguồn kinh doanh dầu mỏ với Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), hoạt động có sự góp mặt của giới cầm quyền cao cấp nhất tại Ankara.

Sau khi bị Nga tuyên bố trừng phạt kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang cân nhắc các biện pháp đáp trả, tuy nhiên, theo ông Davutoglu, Ankara vẫn cởi mở trong đối thoại nhằm giải quyết các vấn đề khúc mắc với Moscow.

Tổng thống Syria bị tố mua dầu và khí đốt từ IS

Nga cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ mua ồ ạt dầu thô từ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) nhưng tình báo phương Tây lại cho rằng chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad mới là khách hàng lớn nhất của IS. Sau vụ không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc IS vận chuyển 200.000 thùng dầu tới bán ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ mỗi ngày.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov quả quyết chính gia đình Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhúng tay vào các thương vụ mua dầu từ IS. Phản ứng lại, ông Erdogan giận dữ chỉ đích danh doanh nhân George Haswani mang hai quốc tịch Syria và Nga mua dầu từ IS để bán lại cho chính quyền Syria và các thương nhân quốc tế.

Không chỉ có ông Erdogan cáo buộc Haswani, Bộ Quốc phòng Mỹ đưa Haswani vào sổ bìa đen vì “là kẻ trung gian giúp chính quyền Syria mua dầu từ IS”. Haswani cũng bị Liên minh châu Âu (EU) cấm vận. EU đóng băng tài sản của Haswani và 12 cá nhân khác, đồng thời cấm đi lại ở châu Âu. Các quan chức EU cho biết bằng chứng cho thấy Haswani hỗ trợ chính quyền Syria mua dầu từ IS là rất rõ ràng.

Tin tức về tình hình chiến sự Syria mới nhất cho biết Tổng thống Syria đang mua dầu và khí đốt từ IS

Tin tức về tình hình chiến sự Syria mới nhất cho biết Tổng thống Syria bị tố mua dầu và khí đốt từ IS

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin Haswani là người Thiên Chúa giáo, sống ở thành phố Yabroud, cách thủ đô Damascus khoảng 80km. Haswani từng sống tại Nga và lập Công ty HESCO làm ăn ở Syria. Bộ Tài chính Mỹ mô tả HESCO “điều hành các cơ sở sản xuất năng lượng ở Syria, bao gồm trong các vùng lãnh thổ IS kiểm soát”.

EU khẳng định Haswani rất được Tổng thống Syria tin cậy và là kẻ trung gian kết nối chính quyền Syria và IS. Do bị mất nhiều vùng lãnh thổ sản xuất dầu khí, chính quyền Assad buộc phải mua dầu từ IS. Ước tính trong nửa đầu năm 2015, sản lượng dầu của chính quyền Syria chỉ đạt chưa đầy 10.000 thùng/ngày. Đến tháng 9, lực lượng Damascus phải rút khỏi mỏ dầu Jazal trọng yếu.

Ngoài dầu, chính quyền Syria còn bị cáo buộc mua khí đốt từ IS. Các nhà ngoại giao EU cho biết IS chiếm một nhà máy khí đốt lớn ở Tabqa tại miền trung Syria hồi năm ngoái. Và hiện tại IS cùng chính quyền Syria điều hành chung nhà máy này. IS còn kiểm soát nhiều mỏ khí đốt tự nhiên xung quanh thành phố cổ Palmyra. IS bán khí đốt khai thác tại đây cho chính quyền Assad để sử dụng trong các nhà máy điện, nhà máy lọc dầu, các ngành công nghiệp… Đổi lại, chính quyền Assad cung cấp điện đến những vùng IS kiểm soát, theo Tuổi Trẻ

Thanh Mai (T/h)

 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang