Tình hình Ukraine mới nhất ngày 26/8: Ông Putin muốn Ukraine là một phần của “đế chế Nga”

authorHòa Dương 06:31 26/08/2016

(VietQ.vn) - Tình hình Ukraine mới nhất hôm nay gồm: “Nga tập trận gần Ukraine giữa lúc căng thẳng”, “Ông Putin muốn Ukraine là một phần của đế chế Nga”,...

Sự kiện: Cập nhật tình hình Nga - Ukraine

Nga tập trận gần Ukraine giữa lúc căng thẳng

Theo những tin tức mới nhất về tình hình Ukraine hôm nay trên báo Người  Lao động, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 25/8 ra lệnh tổ chức các cuộc tập trận quân sự để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội ở sườn phía Tây của đất nước, giáp Ukraine và các nước Baltic.

Tin tức trên được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo, giữa lúc tình hình căng thẳng giữa Nga với Ukraine dâng cao. Các bài tập sẽ kiểm tra khả năng của lực lượng vũ trang đóng tại miền Nam nước Nga trong việc triển khai để giải quyết những tình huống khủng hoảng.

Giữa lúc tình hình Ukraine căng thằng Nga tlại cho tập trận sát biên giới

Đồng thời, lực lượng ở các quân khu miền Tây và miền Trung có thể gửi viện binh về phía Đông Nam nếu cần thiết. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov được lệnh phải thông báo cho các tùy viên quân sự nước ngoài về các cuộc tập trận.

Theo Bộ trưởng Shoigu, quân đội ở các quân khu miền Nam, Tây, Trung, Hạm đội Biển Bắc, không lực và lính dù được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu vào lúc 7 giờ sáng ngày 25-8 (giờ địa phương).

Các cuộc tập trận – diễn ra ở bán đảo Crimea, khu vực giáp Ukraine, các nước Baltic là thành viên NATO (gồm Estonia, Latvia và Lithuania) cũng như trải dài từ vùng núi Ural tới trung tâm Siberia – dự kiến kéo dài đến cuối tháng này.

Vào thời điểm này, Nga đang triển khai hàng chục ngàn binh sĩ đến các căn cứ quân sự mới ở biên giới Ukraine, theo báo The Wall Street Journal. Moscow cho biết mục đích của hành động này là để đối phó với NATO.

Hôm 24/8, Ukraine tổ chức một cuộc diễu hành quân sự để đánh dấu ngày Lễ Quốc khánh.

Trong 2 năm qua, Nga tăng tần suất các cuộc tập trận ở khu vực biên giới phía Tây nhằm phản ứng các mối đe dọa từ láng giềng. Tháng tới, Moscow cũng tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn Kavkaz 2016 gần biên giới Ukraine.

Tổng thống Ukraina: Ông Putin muốn Ukraine là một phần của “đế chế Nga”

Báo Lao động cũng nhanh chóng cập nhật nhưng tin tức mới nhất về tình hình chiến sự tại Ukraina, nhân dịp kỷ niệm ngày Ukraine giành độc lập, Tổng thống Pyotr Poroshenko nói trong cuộc phỏng vấn với CNN rằng, theo ý kiến của ông, Tổng thống Putin mong muốn nhìn thấy toàn bộ Ukraina là một phần của "đế chế Nga".

 Tổng thống Ukraine phát biểu tại  kỷ niệm ngày Ukraine giành độc lập.

"Nga không cần Donetsk hoặc Lugansk - họ cần tất cả đất nước tôi như là một phần của đế chế Nga" - ông Poroshenko phát biểu.

Tổng thống Ukraine cũng nói rằng, cuộc chiến ở Ukraine vì "tự do, dân chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ vẫn đang tiếp tục kể cả 25 năm sau khi độc lập.

"Còn Mỹ, với tư cách nhà lãnh đạo thế giới, nên kề vai sát cánh với chúng tôi để đấu tranh cho sự ổn định toàn cầu" - ông Poroshenko nói.

Tổng thống Ukraine một lần nữa cáo buộc Mátxcơva can thiệp vào cuộc xung đột ở phía đông nam đất nước, nói rằng, trong thời gian gần đây, 80% các cuộc tấn công ở Donbas đều do Nga và quân đội của các nước cộng hòa tự tuyên bố thực hiện.

Ukraine coi hai nước cộng hoà tự xưng Lugansk và Donetsk là những tổ chức khủng bố. Nga đã nhiều lần tuyên bố không phải là một bên trong cuộc xung đột ở Donbass. Vào tháng Năm vừa qua, sau hai năm tố tụng, tòa án Kiev đã bác bỏ chứng cớ "xâm lăng" của Nga với Ukraine.

Ngoại trưởng Mỹ lại sang Nga bàn về Ukraine: Đồng lòng?

Báo Đất Việt đưa tin, ngày 24/8, người phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ cho biết Ngoại trưởng John Kerry sẽ gặp người đồng cấp Mỹ Sergei Lavrov vào ngày 26/8 tới tại Geneva để thảo luận về các cuộc xung đột ở Syria và Ukraine.

Hiện, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang ở thăm Negeria, hôm 22/8 đã bày tỏ hy vọng hội đàm với ông Lavrov trong tuần này. Các chuyến thăm và cuộc điện đàm với Nga của Ngoại trưởng Mỹ đang tăng lên nhanh chóng với tần suất khá gần nhau. Chuyến thăm Nga sắp tới vào hôm 26/8 được thông báo sau khi tình hình Ukraine có các bước tiến chuyển đặc biệt.

Phía Điện Kremlin thông báo rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thảo luận về cuộc xung đột Ukraine với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. 

Nội dụng cuộc thảo luận vẫn nhắm tới cuộc chiến ly khai ở miền Đông Ukraine và triển vọng tiếp tục duy trì hòa ước Minsk

Phía Điện Kremlin cho rằng, việc Nga phát hiện âm mưu tấn công có chủ đích vào bán đảo Crimea do bàn tay của "những kẻ phá hoại Ukraine" đạo diễn nên đang gây bất lợi cho cuộc đàm phán 4 bên vốn có trước đó theo định dạng Normandy bao gồm Nga- Đức- Pháp- Ukraine. Chính Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên án cách lựa chọn "khủng bố" chứ không phải hòa bình đối với Nga của Ukraine và khẳng định sẽ không có cuộc gặp 4 bên nào nữa ở bên lề G-20.

Tình hình Ukraine mới nhất ngày 30/7: Ukraine bố trí cứ điểm hỏa lực dọc biên giới với Nga(VietQ.vn) - Tình hình Ukraine mới nhất đề cập đến 'Ukraine bố trí cứ điểm hỏa lực dọc biên giới với Nga'; 'Ukraine tuyên bố không trả khoản nợ 3 tỉ USD cho Nga'

Việc Kremlin tuyên bố sẽ có cuộc gặp 3 bên mà không có Ukraine này cũng không nằm ngoài dự đoán. Nhiều chuyên gia quân sự đã bình luận rằng, Nga thực chất chỉ đang nhắc nhở phương Tây chú ý hơn tới miền Đông Ukraine bởi ở đó còn trông chờ diễn biến hòa bình chứ không chỉ là cuộc chạy đua vũ trang mà cả Nga và NATO đang âm thầm theo đuổi.

Việc phương Tây thể hiện sự quan tâm hơn bằng cách chấp nhận một cuộc thảo luận 3 bên cho các khả năng thực hiện tiến trình hòa bình ở Đông Ukraine cho thấy những nỗ lực hàn gắn trong quan hệ với Nga. Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hôm 24/2 vừa qua đã lên tiếng ủng hộ ý tưởng tái lập quan hệ với Moscow để cùng nhau chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế- một động thái không lấy gì làm thân thiện với Ukraine. Có thể thấy, việc gia tăng mối quan hệ thân Nga là điều Đảng Cộng hòa Pháp đang hướng tới. Trong khi ông Nicolas Sarkozy cũng đang có ý định sẽ tranh cử Tổng thống Pháp vào nhiệm kỳ tới.

Điều mà Mỹ luôn trông chờ ở Ukraine sẽ trên đà dần tan vỡ. Lên tiếng kêu gọi Nga- Ukrane kiềm chế nhưng bản chất Mỹ vẫn mong muốn bên cạnh các đồng minh châu Âu trên bàn đàm phán Normandy vẫn phải là một Tổng thống Ukraine -  một người theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn ở Ukraine, những người sẽ không thảo luận về bất cứ điều gì với Moscow.

Trong khi thực trạng "chế độ của Ukraine hiện đang xuống cấp. Những kẻ cực đoan Ukraine đang ngày càng trở nên mạnh hơn và việc họ lên nắm quyền chỉ là vấn đề thời gian", phía Mỹ đã thấy le lói các phản ứng của phương Tây trong việc nhân nhượng xem xét các phản ứng của Nga ở Ukraine.

Điều này thôi thúc Ngoại trưởng Mỹ sẽ có các bước đi gần hơn nữa trong việc bàn luận với Nga "về tương lai hòa bình ở Ukraine" và điều đó thực sự đã xảy ra.

 Hòa Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang