Những tin tức mới nhất về tình hình Ukraine ngày 24/8/2015

author 07:05 24/08/2015

(VietQ.vn) - Tình hình Ukraine mới nhất cho biết 'Tổng thống Ukraine kêu gọi sửa đổi Hiến pháp'; '"Khủng hoảng Ukraine sẽ kéo dài nhiều thập kỷ"'; 'Chuyên gia nhận định Ukraine sẽ bị Mỹ bỏ rơi trước khi sụp đổ"; ...

Sự kiện: Cập nhật tình hình Nga - Ukraine

Tổng thống Ukraine kêu gọi sửa đổi Hiến pháp

Theo tin tức về tình hình Ukraine mới nhất trên VOV, ngày 23/8, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko kêu gọi các lực lượng chính trị ủng hộ kế hoạch thay đổi Hiến pháp nhằm chấm dứt xung đột ở miền Đông. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Ukraine để cấp quy chế đặc biệt cho các khu vực ở miền Đông sẽ được bỏ phiếu lần đầu tiên ở quốc hội vào ngày 31/8 tới.

Những sửa đổi  này đã khiến liên minh thân phương Tây chia rẽ và chưa rõ liệu chính phủ có giành được đủ 226 phiếu cần thiết để quốc hội xem xét lần hai hay không. Một số đồng minh trong chính phủ liên minh đang chịu áp lực chủ yếu từ các nhóm bán quân sự chống lại việc nhượng bộ lực lượng miền Đông Ukraine. 

Tình hình Ukraine mới nhất cho biết Tổng thống Ukraine kêu gọi sửa đổi Hiến pháp

Tình hình Ukraine mới nhất cho biết Tổng thống Ukraine kêu gọi sửa đổi Hiến pháp

Phát biểu trong lễ thượng cờ nhân ngày Quốc kỳ Ukraine (National Flag Day), một ngày trước Quốc khánh của nước này (24/8/1991 – 24/8/2015), ông Poroshenko kêu gọi các đảng phái chính trị hãy đoàn kết vì lợi ích của Ukraine. Việc cho phép “phi tập trung hóa” để các vùng có quyền tự trị lớn hơn là một trong những đề xuất của Ukraine trong đàm phán hòa bình tại Minsk, Belarus, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay ở miền Đông. 

Một mặt kêu gọi giải pháp chính trị, mặt khác, Tổng thống Poroshenko đã đồng ý triển khai 170 thiết bị vũ khí tới miền Đông. Trong khi đó, tại thủ đô Kiev, an ninh cho lễ Quốc khánh Ukraine năm nay cũng được thắt chặt khi các cơ quan chức năng huy động đông đảo sỹ quan cảnh sát và binh sỹ làm nhiệm vụ. Lễ kỷ niệm Quốc khánh lần này ở Ukraine cũng có sự tham gia của các binh sỹ đang phục vụ ở tiền tuyến. 

"Khủng hoảng Ukraine sẽ kéo dài nhiều thập kỷ"

Người Lao Động đưa tin, Tổng thống Ukraine dự đoán căng thẳng quân sự ở Ukraine từ Nga và lực lượng ly khai do Moscow đứng sau giật dây sẽ tiếp diễn trong nhiều thập kỷ tới. Đó là lời “tiên tri” ảm đạm của Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko về triển vọng hòa bình trong những năm tới của đất nước mình. Nhận định của ông Poroshenko được đưa ra trước cuộc gặp với lãnh đạo Đức và Pháp tại Berlin trong hội nghị thượng đỉnh nhằm kêu gọi sức ép của phương Tây lên Nga.

Binh lính Ukraine diễn tập duyệt binh hôm 20/8 để chuẩn bị cho Quốc khánh

Binh lính Ukraine diễn tập duyệt binh hôm 20/8 để chuẩn bị cho Quốc khánh

Tại cuộc mít tinh quân sự trong khu vực Kharkiv hôm 22/8, ông Petro Oleksiyovych Poroshenko bàn giao vũ khí, trang bị thiết bị mới cho quân đội, ca ngợi lực lượng quân đội của Ukraine đã bền bỉ chống lại "cuộc tấn công của Nga" trong xung đột ly khai nổ ra ở phía Đông Donbass hồi tháng 4/2014.

Đáng chú ý, ông cho biết đã nhìn thấy mức độ leo thang tăng vọt giữa Ukraine và quân đội ly khai được Nga hậu thuẫn trước Ngày Quốc khánh của nước này vào 24/8. “Mối đe dọa quân sự đến từ phía Đông là thực tại hữu hình trong nhiều thập kỷ tới. Mối đe dọa này không biến mất trong tương lai gần và mọi thế hệ người dân Ukraine phải có trải nghiệm trong quân đội”, vị tổng thống nói. Ông nói thêm rằng khoảng thời gian bỏ bê thiện cận các vấn đề quốc phòng đã đi vào quá khứ và kêu gọi người dân tích cực Ukraine nhập ngũ.

Ukraine sẽ bị Mỹ bỏ rơi trước khi sụp đổ?

Theo Báo điện tử Đất Việt, Chuyên gia phân tích an ninh và là cựu nhân viên BIS của Cộng hòa Séc, Ian Schneider, nhận định trong cuộc phỏng vấn gần đây với trang Parlamentni Listy rằng Mỹ sẽ dần dần rời bỏ Ukraine bởi vì họ đã không thể ép Nga rời khỏi quốc gia này để giành được lợi thế chiến lược và nền kinh tế Kiev đang sụp đổ nhanh chóng.

Mỹ sẽ sớm chấm dứt sự can thiệp trực tiếp vào công việc của chính phủ Ukraine bởi họ muốn né tránh trách nhiệm trực tiếp về sự sụp đổ đang khó tránh khỏi của quốc gia này. Sau đó, Mỹ sẽ đẩy trách nhiệm về những gì xảy ra ở Ukraine cho Tổng thống Petro Poroshenko như cái cách họ đã từng làm ở Saakashvili trong năm 2008.

Việc Mỹ từ bỏ Ukraine sẽ giúp thay đổi tình hình ở đất nước này vì cuối cùng, người dân Ukraine sẽ nhận ra rằng phương Tây đã nuốt lời hứa giúp đỡ họ. Trong khi đó, báo Chicago Tribune của Mỹ dẫn những số liệu mới nhất của Uỷ ban châu Âu (EC) cho biết,  EU đã viện trợ 2,21 tỉ euro cho Ukraine, chưa bằng 1% số tiền mà Khu vực Đồng tiền chung châu Âu đã dành ra để hỗ trợ Hy Lạp.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko

Ngoài ra, gói viện trợ của EU cũng bao gồm hai khoản tiền nữa, mỗi khoản 600 triệu euro nhằm giúp Ukraine đáp ứng những yêu cầu mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra nhằm giảm bớt thâm hụt ngân sách và thực hiện các chính sách cải cách cần thiết. EU cũng hỗ trợ Ukraine thêm 355 triệu euro để giúp giải quyết những vấn đề ngắn hạn.

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức cũng cung cấp tài chính vào gói viện trợ của EU, qua đó nâng tổng số tiền dự toán lên đến 11 tỉ euro. EC cho biết, Euratom - cơ quan phát triển năng lượng hạt nhân của châu Âu đã đồng ý cho vay 300 triệu euro để giúp đỡ Ukraine. Tuy nhiên, việc này thực tế đã được công bố từ năm 2011, rất lâu trước khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga.

EU khẳng định họ đã thực hiện nhiều giải pháp cần thiết. Tất cả những khoản tiền trên trở thành “gói viện trợ tài chính lớn nhất mà EU cung cấp cho một nước ngoài liên minh trong một thời gian ngắn”.

Tuy nhiên, đổi lại những gì EU hy sinh cho Ukraine, họ chẳng nhận lại được gì. Tình hình tại miền Đông Ukraine ngày càng leo thang căng thẳng, thoả thuận Minsk2 đã bị phá vỡ. EU nhận ra họ đang bị "thiệt đơn thiệt kép" sau khi đổ một khoản tiền lớn vào Ukraine mà không mong ngày nhận lại, trong khi mối quan hệ với Nga thì ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của cả Moscow và châu Âu.

Vào cuối tháng 7 vừa qua, phóng viên chính trị Mỹ Brian Whitmore nhận định, sau khi kích động xung đột, đưa đất nước Ukraine vào cuộc nội chiến và khiến nền kinh tế nước này sụp đổ, phương Tây đã nhận ra rằng Ukraine không đáng giá, ít nhất là không quan trọng bằng việc thiết lập một mối quan hệ về chính trị với Nga.

Trang Mạc (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang