Tình hình Ukraine: Nga chỉ trích lệnh trừng phạt bổ sung của EU

author 06:24 28/07/2014

(VietQ.vn) - Tình hình cuộc khủng hoảng tại Ukraine gia tăng khiến Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga nhằm góp phần làm giảm bớt căng thẳng tại Ukraine”

Sự kiện: Cập nhật tình hình Nga - Ukraine

Ngày 26/7, Liên minh châu Âu và Mỹ đã đưa ra lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga nhằm ngăn chặn cuộc xung đột giữa quân chính phủ và quân ly khai thân Nga tại đông Ukraine.

EU trừng phạt Nga

EU đưa ra lệnh trừng phạt bổ sung Nga do tình hình Ukraine căng thẳng. Ảnh minh họa

28 nước thành viên EU đã đạt được thỏa thuận chung về việc áp đặt biện pháp trừng phạt về nền kinh tế Nga. EU cũng đã áp đặt lệnh phong tỏa tài sản đối với Giám đốc cơ quan an ninh Nga FSB và các thành viên hàng đầu trong Cơ quan tình báo đối ngoại của Nga.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga đã bày tỏ sự giận dữ, lên tiếng chỉ trích Mỹ về biện pháp trừng phạt đối với Moscow. Bộ Ngoại giao Nga tức giận cho biết trong một tuyên bố “Danh sách xử phạt bổ sung nhằm với các vị lãnh đạo các cơ quan tình báo Nga nhằm thu hẹp phạm vi ảnh hửơng của Nga về vấn đề an ninh quốc tế và khu vực. Chúng tôi chắc chắn rằng, quyết định này có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng”.

Lệnh trừng phạt có thể gây hậu quả nghiêm trọng

EU đã phong tỏa tài sản và đặt lệnh cấm đi lại đối với hàng chục quan chức cấp cao của Nga kể từ khi bán đảo Crimea được sáp nhập vào Nga. Sau đó là phong trào đòi ly khai của nhân dân thành phố Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine khiến bạo lực xảy ra giữa quân chính phủ và quân ly khai.

hiện trường máy bay MH17

Quân ly khai thân Nga kiểm soát hiện trường MH17 bị bắn rơi tại đông Ukraine khiến tình hình khủng hoảng leo thang 

Và sau đó là vụ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn rơi tại khu vực đông Ukraine giết chết 298 hành khách. Mỹ và các nước phương Tây cáo buộc lực lượng ly khai được sự hậu thuẫn của Nga đã bắn rơi chiếc MH17 bằng hệ thống tên lửa đất đối không Buk. Tuy nhiên quân ly khai đã bác bỏ cáo buộc trên đồng thời phía Nga cũng lên tiếng phủ nhận việc cung cấp vũ khí của quân ly khai Ukraine.

Trong một tuyên bố vào ngày 26/7, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Washington sẽ phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng này.“Chính quyền của ông Obama có một phần trách nhiệm trong cuộc xung đột tại Ukraine”.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier, đất nước có nền kinh tế lớn nhất châu Âu và có mối quan hệ chặt chẽ với Nga về lĩnh vực kinh tế, thương mại đã lên tiếng ủng hộ các lệnh trừng phạt mới của EU đối với Moscow.

Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 26/7, ông Frank-Walter Steinmeier nói “Sau cái chết của gần 300 hành khách xấu số trên chuyến bay định mệnh MH17. Những hành vi hôi của tại hiện trường vụ tai nạn, sự ngăn cản các giám sát viên làm nhiệm vụ điều tra của quân ly khai thân Nga, rõ ràng chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trừng phạt nước này”.

Tại Kuala Lumpur, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết ông sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Hà Lan ông Mark Rutte để thảo luận về các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho các nhà điều tra tiếp cận một cách đầy đủ hiện trường vụ tại nạn máy bay bị bắn rơi MH17.

Theo ông Najib Razak, việc này đòi hỏi sự hợp tác của những người đang kiểm soát khu vực hiện trường vụ tai nạn và các lực lượng vũ trang Ukraine.

Hiện tại, quân ly khai vẫn đang kiểm soát hiện trường vụ tai nạn trong đó có 193 công dân Hà Lan và 43 người Malaysia thiệt mạng.

Vân Anh

 


 
 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang