Toàn cảnh thông tin xử phạt lỗi xe không sang tên đổi chủ

author 08:12 11/11/2012

(VietQ.vn) – Hàng trăm bạn đọc đã bày tỏ trăn trở của mình trước quy định mới áp dụng nghị định 71 về việc tăng mức xử phạt đối với chủ xe không chính chủ.

Chất lượng Việt Nam trích đăng toàn bộ nguyên văn ý kiến của bạn đọc xung quanh việc triển khai nội dung này.

Tiêu cực nhiều hơn tích cực

Bạn đọc Lê Nguyên chia sẻ: Cái này thấy tiêu cực nhiều hơn tích cực. Tích cực là chống trộm cướp, công an nhàn hạ. Nhưng chỉ là thiểu số. Còn cái tình trạng xe mượn với xe nhà. Cái này khó giải quyết. Nghe câu người trong một nhà mà không đi chung chiếc được. Vậy những gia đình khó khăn thì sao. Luật này áp dụng tốt nếu chính phủ và nhà nước phát mỗi người một chiếc thì được?
 
Cùng chung tâm trạng bức xúc, bạn đọc Mai Vũ nói: Luật này bóp chết mấy bác cho thuê xe tự lái. Bóp luôn cả các bác đi thuê xe.” Em mà đi xe của vợ em chắc em cũng “chết”. Con đi xe bố (chính chủ bố, bố mà đi nước ngoài công tác chắc tiền lưu bến bãi cũng đủ làm sạt nghiệp gia đình em đừng nói + tiền phạt. Nếu không phạt thì sẽ có tình huống 2 sảy ra không phải bố, không phải vợ vẫn nhận làm bố, vẫn nhận là vợ... Muôn vàn lý do để phạt và cũng muôn vàn lý do chính đáng để không thể phạt”, bạn Vũ trăn trở. 
 
Thiếu tầm nhìn?
 
Bạn đọc Hoàng Nguyên (Cầu Giấy) có cái nhìn thông thái hơn rằng: Dường như các quyết định hành chính đều nhằm mục đích dễ hóa công việc của các cơ quan quản lý mà ít khi nghĩ đến cái khó của dân và viễn cảnh của nhiều vấn đề kinh tế- xã hội. Chưa kể, đây là một quyết định thiếu tầm nhìn, không đồng bộ với các chủ trương trước đó về việc giảm phương tiện giao thông cá nhân. 
 
“Điều đó có nghĩa là nếu trước nhà tôi có 3 cái xe máy sử dụng chung cho 06 người thì bây giờ phải lo mua thêm 03 chiếc. Gần 90 triệu dân thì phương tiện giao thông cá nhân sẽ tăng lên bao nhiêu? Không biết khi nào các nhà hoạch định của chúng ta mới có đủ tầm nhìn về nguyên tắc đồng bộ trong các chính sách. Luật này không khả thi, bởi vi có những người không có xe phải đi mượn thì sẽ ra sao?”, anh băn khoăn. 
 
Kiểu này không được!
 
Bạn Lan Anh (Hà Nội) bức xúc: Ai đề ra cái này mà không nghĩ sâu?  Tầm nhìn của Việt nam nói chung đúng nghĩa còn quá ngắn chưa thoát ra được cái kiểu chỉnh sửa ,giống như thành phố Hà đông trong thành phố Hà nội.
 
Đến bao giờ mới có tầm nhìn sâu hơn. Cái này thấy tiêu cực nhiều hơn tích cực. Tích cực là chống trộm cướp, công an nhàn hạ. Nhưng chỉ là thiểu số. Còn cái tình trạng xe mượn với xe nhà. Cái này khó giải quyết. Nghe câu người trong một nhà mà không đi chung chiếc được. Vậy những gia đình khó khăn thì sao. Luật này áp dụng tốt nếu chính phủ và nhà nước phát mỗi người một chiếc thì được.
Nghị định 71 đang bị dư luận chỉ trích vì nhiều điểm không hợp lí
 
“2 vợ chồng em có 1 cái xe máy , em thì ở nhà bán hàng , chồng em đi làm, nhưng mỗi buổi sáng em vẫn lấy xe máy đi lấy hàng, sau đó về trả lại xe cho chồng đi làm, cái xe máy lại mang tên chồng em, vậy các anh cho em hỏi, em phải làm thế nào để được đi xe của chồng em mà các anh bắt em em vẫn không phạm luật?  Nhà em nghèo lắm không có tiền mua thêm xe đâu và em đi chợ từ 4h sáng. Em không thể đánh thức chồng em chở em đi vào giờ đó được?’, chị Thanh Thanh (Hà Nội) thất vọng. 
 
Cũng bày tỏ việc không đồng tình với các nhà quản lí soạn thảo luật, chị Oanh (Hà Nội) cũng nói thằng: Ở Việt Nam mình các ngành quản lý ban hành luật một cách tự phát, không nghiên cứu thực tế, không lấy ý kiến, tiếp thu ý kiến của số đông người dân. Chính những điều gây xáo trộn và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhu cầu của người dân, nó cũng phản ánh tầm nhìn hạn chế của các cấp quản lý...
 
Cần cân nhắc và xem xét một cách thấu đáo
 
Bạn đọc Hoàng Anh (Nghệ An) phân tích rằng cần phải cân nhắc và xem xét một cách thấu đáo. Cụ thể: Thứ nhất, chúng ta đang trong giai đoạn rất đau đầu về tình trạng ùn tắc giao thông. Chúng ta đã phải nghiên cứu, tìm hiểu mọi phương cách để giảm tải ùn tắc giao thông, trong đó có việc hạn chế các phương tiện tham gia giao thông thì đột ngột chúng ta lại triển khai áp dụng việc này,
 
Việc triển khai áp dụng chế tài xử phạt xe không chính chủ cũng đồng nghĩa với việc sẽ gián tiếp làm tăng phương tiện giao thông.
 
Thứ hai, vì từ đầu đến bây giờ việc quản lý, tổ chức và các thủ tục để sang tên đổi chủ là rất khó khăn, phức tạp và  tốn kém chi phí nên rất nhiều chủ phương tiên đã không làm việc này.. Do vậy, để chuẩn bị thực hiện các chính sách mới chúng ta cần phải có kế hoạch cụ thể giải quyết dứt điểm những tồn tại trước đây về vấn đề sang tên, đổi chủ.
Xử phạt người vi phạm
Xử phạt người vi phạm
 
Phải tạo điều kiện thuận lợi nhất, nhanh nhất việc hỗ trợ sang tên đổi chủ cho các chủ phương tiện. Khi nào giải quyết được ít nhất là tương đối những tồn tại cũ thì mới tiến hành rà soát, đánh giá lại thực tế và xem xét đưa vào áp dụng chính sách mới (áp dụng chế tài xử lý nghiêm khắc) được.
 
Thứ ba, từ chính những sự chuẩn bị không thấu đáo, từ những kẽ hở về luật pháp mà chính các nhà lập pháp tạo ra sẽ vô tình trở thành miếng bánh ngon cho những người hành pháp lợi dụng pháp luật trục lợi và thiệt hại lại luôn thuộc về người dân. Khổ một nỗi, người dân thường là những người thấp cổ, bé họng nên chẳng biết kêu ai, phương án tốt nhất là đàm phán chịu nộp phạt trực tiếp ít hơn một chút để được tha ngay và tiền lại chảy vào túi những người thực thi pháp luật.
 
Trong khi đó, mục tiêu của chính sách thì lờ mờ và hiệu quả của việc triển khai áp dụng chính sách mới thì hình như cũng chưa được đánh giá và chưa nhìn thấy đâu,...
 
 Tóm lại, các nhà hoạch định chính sách và quản lý cần phải cân nhắc, xem xét một cách thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra một quyết sách nào đó.
 
Vẫn biết rằng, việc triển khai áp dụng như vậy là đúng, là tốt. Tuy nhiên cần phải có lộ trình, có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện (cả CẦN và ĐỦ) trước khi áp dụng vào trong thực tế. Có như vậy thì việc đưa vào áp dụng và thực thi chính sách mới đảm bảo tính khả thi và đạt mục tiêu cũng như hiệu quả như mong 
 
Khác nào làm khó người thu nhập thấp và công nhân
 
Bạn đọc Lê Duy (công nhân khu CN) bày tỏ lo lắng của mình: Làm như vậy thì khác nào làm khó dân lao đông chân tay chúng tôi! 
 
“Lương tháng được bao nhiêu đâu mà mua xe đăng kí chính chủ cơ chứ. Còn giấy tờ thì rắc rối chuyển tên chủ phải về quê để đăng kí mất cả một thời gian, trong khi đó nào là tiền về tiền ra, cộng thêm tiền đem xê về nữa chi chí cao ngút trời tháng lương chắc không nhầm nhò gì hết chắc cả tháng nhịn đói".
 
“Mấy chú làm gì cũng phải thương lây dân lao động xa quê như chúng tôi chứ thời buổi kinh tế thị trường leo thang đồng lương thì bấp bênh sao mà chúng tôi có thể có xe chính chủ cơ chứ mong ông bộ trưởng Đinh La Thăng xem xét lại xin ông đừng nhìn lên trên mà hãy nhìn vào những người dân nghèo lao động chắt bóp từng đồng để mưu sinh”, Duy buồn nói. 
Bố, mẹ mất chưa kịp sang tên xe cho con nên làm gì?
 
Một bạn đọc ở Hà Đông (Hà Nội) thắc mắc: Bố chết cách đây 1 năm chưa kịp làm sang tên xe. Vậy giờ đi ra ngoài, bị công an bắt thì lấy gì chứng minh xe đó của người nhà? Rồi thời gian đi chứng minh điều đó sẽ rất mất thời gian? Tiêu cực sẽ dể nảy sinh từ đó...
 
Theo nghị định 71 được sửa đổi bổ sung, từ ngày 10/11, những người lái ôtô sẽ bị xử phạt 10-15 triệu đồng nếu hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50-80 mg/100 ml máu hoặc 0,25-0,4 mg/lít khí thở. Trước đó với lỗi này, nghị định 34 chỉ đưa ra mức phạt 2-6 triệu đồng.
 
Nghị định 71 sửa đổi bổ sung 19 điều của nghị định 34. Trong đó có 6 nhóm vi phạm được điều chỉnh mức phạt, trong đó có lỗi vi phạm theo nghị định 71 tăng gấp 6 lần so với nghị định 34. Cụ thể như người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc mức phạt 8-10 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 30 ngày.
 
 
Chất lượng Việt Nam
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang