Nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu vẫn còn cao

authorDương Phương Ngọc 06:36 22/07/2017

(VietQ.vn) - Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị toàn ngành để chuẩn bị vào cuộc đẩy nhanh xử lý nợ xấu...

Theo Ngân hàng Nhà nước, mặc dù quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2011-2015 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, song hệ thống vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Cụ thể, quy mô và năng lực tài chính của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam nhỏ so với khu vực và so với nhu cầu của nền kinh tế; hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao; năng lực quản trị và kiểm soát rủi ro của các tổ chức tín dụng vẫn còn bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng, mức độ và yêu cầu về quản trị rủi ro trong hoạt động; tình trạng sở hữu chéo, nhóm cổ đông chi phối đã từng bước được kiểm soát nhưng trong thực tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu vẫn còn cao.

Vướng mắc trong vay mua ô tô trả góp, Ngân hàng Nhà nước 'ra tay' tháo gỡ(VietQ.vn) - Trước những tranh cãi về việc CSGT có quyền xử phạt người điều khiển xe ô tô không có giấy tờ gốc, trong khi những giấy tờ này được chủ xe đặt ở ngân hàng khi mua trả góp/thế chấp xe ô tô, ngân hàng nhà nước đã “vào cuộc”.

Một lần nữa, tỷ lệ nợ xấu cao được dẫn giải cụ thể: tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý chiếm 5,81% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế; nếu tính cả nợ xấu đã được cơ cấu lại giữ nguyên nhóm nợ thì tỷ lệ này sẽ là 10,08% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước sẽ bàn cụ thể, quán triệt các yêu cầu, biện pháp và lộ trình triển khai và mục tiêu xử lý từ nay đến năm 2020, giao cụ thể từng kế hoạch tại các tổ chức tín dụng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cũng đã có chỉ thị chi tiết tới toàn ngành.

 Ưu tiên đẩy nhanh xử lý nợ xấu

Thống đốc yêu cầu toàn hệ thống triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu tại đề án đã được duyệt, lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Chỉ thị đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel 2; có ít nhất từ 1 đến 2 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á.

Ngay khi có hiệu lực, Thống đốc yêu cầu triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết của Quốc hội để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị quyết, đồng thời triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng; phát huy vai trò Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trong việc xử lý nợ xấu.

“Phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng thương mại yếu kém được Chính phủ phê duyệt xử lý theo phương án riêng)”, Chỉ thị nêu mục tiêu cụ thể.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang