Tổn thương não, nhiễm trùng tim vì bị mèo cắn trong lúc chơi

author 10:30 07/03/2018

(VietQ.vn) - Mới đây một nam bệnh nhân người Hy Lạp đã bị mèo cắn phải nhập viện khẩn cấp trong tình trạng sốt cao.

Sau khi bị mèo cắn, người đàn ông này đã tới bệnh viện Laikon, Athens để khám trong tình trạng sốt cao, hai vết thương nhỏ ở chân sưng đỏ. Ông kể các vết thương này là do mèo nhà cắn khi cả hai chơi đùa. Sau khi thăm khám, các bác sĩ cho rằng bệnh nhân có vài dấu hiệu tổn thương não vì ông từng bị đột quỵ. Tuy nhiên, phim chụp não không tìm ra điều gì bất thường.

Xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có lượng cao vi khuẩn Bartonella henselae. Kết quả là bệnh nhân đã mắc "bệnh mèo cào" gây ra bởi vi khuẩn Bartonella henselae có trong miệng và móng loài mèo.

Vi khuẩn này gây sốt, kiệt sức, đau đầu, sưng hạch bạch huyết. Trong vài trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể gây sưng não và nhiễm trùng tim gây chết người.

 Cẩn trọng khi chơi với mèo vì chúng có thể cắn gây tổn thương não, trí nhớ của bạn. Ảnh minh họa

 Cẩn trọng khi chơi với mèo vì chúng có thể cắn gây tổn thương não, trí nhớ của bạn. Ảnh minh họa

Bệnh nhân bắt đầu xuất hiện sốt cạnh các chứng khó phát âm, đọc, viết, trí nhớ có lúc lẫn lộn. Tuy nhiên, sau một tuần điều trị, đến nay mọi vấn đề đã gần như được khắc phục. Các bác sĩ cho rằng, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng nặng, tàn tật vĩnh viễn.

Theo thống kê của nhà chức trách Mỹ, ước chừng có khoảng 12.000 người Mỹ bị "bệnh mèo cào" mỗi năm.  Mặc dù chó gây ra số lượng lớn về thương tích do thú cắn, nhưng vết mèo cắn, cào có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn gấp 2 lần vì tạo ra vết thương đâm thủng, đem vi khuẩn vào sâu trong mô người.

Chuyên gia cảnh báo: Ngồi nhiều sẽ chết rất sớm(VietQ.vn) - Thói quen ngồi nhiều và lười vận động chính là tác nhân gây ra rất nhiều loại bệnh mà nhiều người không hề hay biết.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, người bị mèo hay chó cắn vết thương bị bầm tím, rách da, chảy máu. Đầu tiên cần rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút rồi tiến hành sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode, nhằm làm giảm tối thiểu lượng vi rút xâm nhập nơi vết cắn. Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương.

Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập. Đặc biệt, không được tùy tiện sử dụng thuốc Nam để điều trị. Sau khi sơ cứu, cần đưa người bị mèo cắn đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp.

Nếu sau 10 ngày mà chúng vẫn bình thường thì có nghĩa là khi cắn người nó chưa bị dại, không thể lây bệnh sang người. Tuy nhiên trong thời gian theo dõi, nếu con vật phát bệnh, bị ốm hoặc bị chết (với bất cứ nguyên nhân nào) hoặc bỏ đi... thì cần phải tiêm phòng ngay.

Hiện nay, tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, đều có thể tiếp nhận bệnh nhân đến tiêm phòng bệnh dại. Mặt khác, để đẩy lùi bệnh dại nhất là vào thời điểm hiện nay nên hạn chế việc nuôi chó, mèo. Nếu nuôi thì phải xích, nhốt rọ mõm lại, tránh để chó, mèo chạy rông và phải tiêm phòng dại cho vật nuôi theo quy định.        

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang