Con người không thể đặt chân lên 'Trái Đất thứ hai'

author 16:40 25/07/2015

(VietQ.vn) - Kepler-452b, hành tinh giống Trái Đất nhất được phát hiện cho đến nay. Dù hành tinh này hoàn toàn hội đủ điều kiện để sự sống sinh sôi nhưng việc con người đặt chân lên hành tinh này vẫn là giấc mơ quá xa xôi

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Theo VnExpress, cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ tuyên bố tìm ra Kepler-452b, hành tinh được coi như "Trái Đất thứ hai", với nhiều đặc điểm thích hợp cho sự sống phát triển như địa cầu. Một năm trên "Trái Đất thứ hai" - thời gian để Kepler-452b quay quanh sao mẹ là 385 ngày, chỉ hơn 20 ngày so với một năm trên địa cầu.

Đây là sự khác biệt đáng chú ý so với những hành tinh khác gần Trái Đất như sao Kim. Một năm của sao Kim là 88 ngày Trái Đất, còn một năm trên sao Hải Vương - hành tinh xa hơn trong hệ Mặt Trời, là 185 năm Trái Đất. Nó đã trải qua hàng tỉ năm bay trong vùng thích hợp quanh sao mẹ.

Mô phỏng 'Trái Đất thứ hai' Kepler-452b và mặt trời của nó. Ảnh NASA

Mô phỏng 'Trái Đất thứ hai' Kepler-452b và mặt trời của nó. Ảnh NASA

Kepler 452 - sao mẹ của Kepler-452b, già hơn Mặt Trời của chúng ta khoảng 1,5 tỷ năm tuổi. Nếu một hành tinh quá gần sao mẹ, nó sẽ quá nóng để hình thành sự sống. Nếu quá xa, nó sẽ quá lạnh, cũng không thể hình thành sự sống. Kepler-452b giữ khoảng cách lý tưởng với sao mẹ của nó trong hảng tỉ năm.

Theo Jon Jenkins, dữ liệu phân tích của tàu thăm dò vũ trụ Kepler cho thấy, điều này có nghĩa là rất có thể nó thích hợp cho sự sống nảy sinh trên bề mặt, hoặc ít nhất, là từng có sự sống tồn tại. Ngoài ra, rất có thể Kepler-452b có nhiệt độ thích hợp để nước tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt. Đây là điều cần thiết để hỗ trợ sự sống. 

Tuy nhiên, VOV trích theo Independent, với công nghệ hiện nay, con người không thể đến được hành tinh Kepler-452b dù hành tinh này hoàn toàn hội đủ điều kiện để sự sống sinh sôi tại đây, bởi hành tinh này cách Trái đất tới 1.400 năm ánh sáng. Để dễ hiểu hơn, 1 năm ánh sáng là khoảng cách mà một tia sáng có thể di chuyển trong 1 năm. Với tốc độ “khủng khiếp” là 1 tỷ km/h ánh sáng có thể đi từ Trái đất lên Mặt trời chỉ trong vòng 8 phút.

Phải mất 25 triệu năm, tàu New Horizon mới có thể đi hết quãng đường từ Trái đất đến hành tinh Kepler-425b. Ảnh AP

Phải mất 25 triệu năm, tàu New Horizon mới có thể đi hết quãng đường từ Trái đất đến hành tinh Kepler-425b. Ảnh AP

Chính vì thế, việc đi từ Trái đất lên hành tinh Kepler-452b gần như là không thể bởi ngay cả tàu vũ trụ New Horizon với tốc độ nhanh nhất hiện nay cũng chỉ đạt được tốc độ hơn 58.000km/h - con số hầu như “là bằng 0” so với vận tốc ánh sáng. Các nhà khoa học ước tính, nếu một tàu vũ trụ giống như New Horizon đưa người lên hành tinh Kepler- 452b, thì phải mất 25,8 triệu năm mới có thể đến được hành tinh đó.

Để dễ hình dung, người tiền sử mới chỉ xuất hiện trên Trái đất được 2,5 triệu năm, tức là chỉ bằng 1/10 thời gian của hành trình từ Trái đất đến Kepler-452b. Tờ Independent khuyến cáo vui rằng, nếu định đặt vé lên Trái đất thứ 2, nên chờ cho đến khi các nhà khoa học chế tạo ra tàu vũ trụ có tốc độ nhanh hơn hiện nay.

 

Bích Phượng (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang