Trận chiến bí mật của Apple

author 15:20 17/06/2016

(VietQ.vn) - Tại sao Apple luôn bí mật chống lại “quyền sửa chữa” khi điện thoại hay máy tính bị hư?

a

Chiếc iPad Pro hiệu Apple mới cáu cạnh của bạn bị hỏng. Màn hình cảm ứng bị nứt đâm ra hoạt động không có hiệu quả.

Bạn có thể đem máy đến cho một tiệm điện thoại để sửa thì có mức giá phải chẳng ,nhưng tiệm đó lại chẳng biết làm cách nào để tháo màn hình LCD khỏi phần còn lại của thiết bị - đó là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải nắm một cách chuẩn xác cấu trúc bên trong của chiếc tablet.

Thất vọng, bạn mang đến hệ thống hỗ trợ chính thức của Apple. Nếu không mua bảo hành AppleCare của công ty lúc mua máy, thì bạn sẽ phải trả phí sửa chữa nhức nhối là 599 USD cộng thêm phí vận chuyển. Hoặc giả, bạn có thể mua máy mới hoàn toàn từ Amazon với giá 674,88 USD.

Trong tình cảnh đó, bạn sẽ làm gì?

Nhiều người sẽ mua máy mới và bán lại máy cũ để kiếm chút ít bạc lẻ, góp phần vào một chu kỳ mà các chuyên gia gọi là tạo ra những đống rác điện tử. Đó là một vấn nạn đối với người tiêu dùng và hành tinh - và Apple đang tích cực chống lại luật sửa chữa giúp làm giảm thiểu điều đó, theo nhiều người nhận định.

Tờ HuffPost cho biết đã nói chuyện này với những các nghị sĩ của hai bang đang ủng hộ luật nói trên, và xác nhận qua chính phủ là đang có hồ sơ cho thấy Apple đã vận động hành lang chống lại chuyện sửa chữa.

Bốn bang ở Mỹ - Minnesota, Nebraska, Massachusetts và New York - đã cân nhắc đến tu chính luật về “quyền sửa chữa” nhằm cập nhật luật pháp có liên quan đến kinh doanh thiết bị điện tử. Các tu chính luật đó sẽ giúp cho quá trình sửa chữa các thiết bị của bạn thuận lợi hơn đồng thời giúp giảm thiểu “rác điện tử”.

Apple khẳng định là họ giúp tái chế hàng triệu ký thiết bị điện tử hàng năm. Nhưng hãng lại không ủng hộ các tu chính luật về quyền sửa chữa.

Không riêng gì Apple, nhiều hãng chế tạo điện tử khác cũng chống lại sự thay đổi này. Nhưng khi nói đến thiết kế kiểu dáng bóng bẩy của các thiết bị công nghệ cá nhân thì không công ty nào có tầm ảnh hưởng bằng Apple cả.

Hơn bất kỳ ai, đại gia Apple rất công phu trong việc tạo ra một thị trường bão hoà với các thiết bị siêu mỏng, nhỏ gọn. Sự nổi tiếng của iPhone dẫn đến sự ra đời của những kẻ bắt chước, cũng như iPad thúc đẩy việc tạo ra các thiết bị như Surface của Microsoft. Và các thiết bị mỏng, gọn khó có thể tháo ráp và tái chế.

Cũng vì vậy mà Apple cũng trở thành công ty thu lợi nhiều nhất trên thế giới.

Thượng nghị sĩ Phil Boyle của bang New York, người bảo lãnh một tu chính luật về “quyền sửa chữa” sắp sửa được biểu quyết tại Quốc hội của bang, tin rằng các nỗ lực của ông sẽ giúp người dân bớt tốn tiền và bảo vệ môi trường.

“Về bản chất người dân buộc phải mua máy tính mới, phần mềm mới và công nghệ mới một cách thường xuyên vì khi khi gởi về hãng gốc để sửa chữa thì giá rất đắt đỏ,” HuffPost dẫn lời Boyle trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Các bãi rác ngày càng phình lên và chúng rất khó khăn trong việc tái chế.”

Tu chính án về quyền sửa chữa sẽ đòi hỏi các nhà sản xuất thiết bị như Apple hoặc Microsoft đưa ra thông tin sửa chữ và phần mềm hỗ trợ nâng cấp sẵn cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân. Hiện nay họ chỉ cung cấp việc đó cho các doanh nghiệp có chọn lọc.

Chủ yếu luật sẽ giúp cho bạn không phải gởi máy tablet bị hỏng cho nhà sản xuất để sửa chữa vì bạn có thể thực hiện ở một tiệm gần nhà và có thể truy cập thông tin cần thiết để sửa chữa thiết bị với một giá thấp hơn.

Một phần của việc chống lại “quyền sửa chữa” là sự nghi ngờ các tu chính luật có thể buộc các công ty tiết lộ các bí mật về cách chế tạo các thiết bị của họ. Tu chính án của bang New York có một điều khoản làm yên các quan ngại đó: không có gì “được hiểu là buộc một nhà sản xuất uỷ thác tiết lộ một bí mật thương mại”.

Khi các công ty nắm quyền kiểm soát việc sửa chữa thiết bị của bạn, rõ ràng là họ đang mưu lợi. Một là bạn không thể thấy việc thay thế màn hình điện thoại bị hỏng hoặc bộ pin của máy tính thực giá bao nhiêu so với một thiết bị mới - chưa tính đến rác thải điện tử.

Các nhà sản xuất có thể tính một khoản phí bảo hiểm đối với các bộ phận thay thế và dịch vụ. Họ có thể bán lại các thiết bị “tân trang” với một mức lời sau khi sửa chữa chúng.

Trần Bích

Thích và chia sẻ bài viết:
Từ khóa:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang