Trẻ bị bạo hành ở trường: Đừng đổ lỗi do áp lực công việc

author 15:57 27/11/2017

(VietQ.vn) - Khi trẻ bị bạo hành sẽ khiến trẻ không chỉ bị tổn thương về mặt thể chất mà còn dẫn đến những sang chấn về mặt tâm lý như lo sợ, khóc, biếng ăn hay sợ đi học.

Sự kiện: Cảnh báo ô tô xe máy

Khi báo chí đăng tải thông tin về vụ bạo hành trẻ tại trường mầm non tư thục Mầm Xanh, đã có rất nhiều người phẫn nỗ đối với hành vi của các bảo mẫu trường này. Công an đã nhanh chóng vào cuộc lấy lời khai của chủ trường mâm non và các bảo mẫu khác. Tại cơ quan công an, cả chủ trường và các bảo mẫu đã thừa nhận hành vi như trong clip và khai do áp lực trong công việc.

 Hình ảnh bảo mẫu cầm chai đánh trẻ tại trường mầm non tư thục Mầm Xanh. Ảnh cắt từ clip của báo Tuổi Trẻ

Trao đổi với phóng viên về vấn đền này, Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Duy, Trung tâm đạo tạo kỹ năng sống và chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt đã có những lý giải. Ông cho rằng có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lý của các giáo viên nuôi dạy trẻ nhỏ. Về mặt môi trường làm việc, đó là áp lực của việc chăm sóc các bé nhiều, hoặc do lứa tuổi của các bé hay khóc, hay đòi hỏi nên người chăm sóc thường bị áp lực mệt mỏi và dễ nổi cáu. Cách mà họ khống chế trẻ nhanh nhất đó là quát mắng hay đánh trẻ. Tuy nhiên tất cả các vấn đề này nêu ra là tích chất của nghề nghiệp.

Những hành vi bạo lực đối với trẻ nhỏ là không thể chấp nhận được. Nếu như một người giáo viên trông trẻ đã chấp nhận chọn nghề đó thì phải chấp nhận được đặc điểm tính chất của nghề nghiệp cho nên không thể vì môi trường làm việc hay đặc điểm của trẻ mà có thể dùng bạo lực với trẻ như vậy được.

Theo Ths. Võ Minh Thành (giảng viên khoa Tâm lý, Đại học Sư phạm TP HCM), trẻ em bị bạo hành không chỉ ảnh hưởng về thể chất mà song song với nó là sự tổn thương về mặt tinh thần. Sự tổn thương tinh thần sẽ tồn tại trong một thời gian dài, đặc biệt là những sang chấn tâm lý kéo theo suốt cả cuộc đời. Nỗi sợ hãi, lo âu có thể trở thành những rối loạn sâu sắc, bé khó thích nghi với nhà trường và từ đó đi học không còn là một niềm vui nữa, đi học là một nỗi sợ của trẻ.

Vụ bạo hành trẻ ở trường mầm non tư thục Mầm Xanh: Chủ cơ sở khai gì?(VietQ.vn) - Liên quan đến vụ bạo hành trẻ ở trường mầm non tư thục Mầm Xanh, công an đang tiến hành lấy lời khai của chủ trường cùng các bảo mẫu khác.

Những trẻ em bị bạo hành rất dễ mất đi sự tự tin. Có em thì nơm nớp lo sợ, có em thì mất dần đi sự non nớt, ngây thơ của các em. Có những em sau khi bị bạo hành lúc nào cũng lầm lì, chống đối và những nỗi sợ này theo các em đến lúc trưởng thành. Về lâu, về dài rất có thể quan điểm sống của trẻ bị lệch lạc như, trẻ dễ dàng bạo lực lại với con cái mình, bạo lực vợ, chồng của mình. Cũng có thể trẻ không quan tâm tới cảm xúc người khác. Trẻ trở nên vô cảm, lầm lì ít nói là hoàn toàn có thể xảy ra.

Trẻ bị bạo hành thường bị ảnh hưởng đến thể chất nên sự hạn chế phát triển so với trẻ bình thường. Ngoài ra, những ảnh hưởng về mặt tâm lý như cảm giác sợ sệt có thể làm trẻ mất tự tin, thiếu sự phát triển những khả năng liên quan đến sự thể hiện vì nhu cầu tự vệ quá lớn. Trẻ có thể khó hợp tác, quan điểm dễ có vấn đề khi nhìn nhận về cuộc sống, nghề nghiệp. Khi không làm được việc gì hay dẫn đến hành động bạo lực hoặc trẻ rất hoảng sợ nếu gặp một người phụ nữ giống với người đã từ hành hạ mình.

Những nghiên cứu về mặt tâm lý cho thấy, những triệu chứng như hung hãn, những rối loạn về hành vi, thậm chí những hành vi biến thái đều có nguy cơ xuất phát từ những rối nhiễu ở hành vi từ trong giai đoạn đứa trẻ còn nhỏ. Ảnh hưởng tới những hành vi đạt chuẩn, thậm chí là những hành vi phạm pháp…

Xem thêm video Kinh hoàng bảo mẫu bạo hành trẻ em mầm non:

Minh Châu

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang