Thực phẩm đẩy lùi chứng biếng ăn ở trẻ

author 19:40 28/08/2015

(VietQ.vn) - Trẻ biếng ăn, lười ăn do nhiều nguyên nhân trong đó thiếu hụt vi chất kẽm là một trong những nguyên nhân quan trọng dã đến tình trạng biếng ăn.

Theo PGS.Lê Danh Tuyên cho biết, cứ 100 trẻ 1-2 tuổi đến khám và tư vấn dinh dưỡng, thì có 60 bé mắc chứng biếng ăn. Trong đó, thiếu hụt vi chất kẽm là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng này. Ngoài ra một trong những sai lầm của cha mẹ hay gặp phải khiến trẻ biếng ăn chính là việc luôn luôn ép con ăn nhiều.

Tỷ lệ trẻ em Việt Nam thiếu kẽm khá cao, 25- 40% tùy địa phương và nhóm tuổi. Thiếu kẽm, trẻ không chỉ rối loạn vị giác gây biếng ăn, mà còn chậm phát triển chiều cao và cân nặng, chậm dậy thì...Vì vậy, khẩu phần của trẻ nên bổ sung những thực phẩm giàu kẽm như lúa mì, yến mạch, tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, giá đỗ, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc...). Với trẻ sơ sinh, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu.

Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn là do thiếu hụt vi chất kẽmNguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn là do thiếu hụt vi chất kẽm

Còn theo ThS.BS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia hành động ép con ăn, nhiều khi lại phản tác dụng. Chính vì cha mẹ ép quá nên trẻ sợ ăn. Một sai lầm nữa khi chăm con của các bậc cha mẹ là cho trẻ ăn mãi một món khiến trẻ chán ngán với thức ăn đó, hoặc ép trẻ ăn món ăn không hợp khẩu vị. Để khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ, BS. Hải đã đưa ra lời khuyên hữu ích như không ép khi trẻ không muốn ăn. Nếu trẻ ăn ít, cha mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 3-4 bữa. Có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua, váng sữa.

Đồng thời, phụ huynh nên thay đổi món ăn, cách chế biến. Cha mẹ có thể thay đổi cách chế biến, không nên cho trẻ ăn mãi một món dễ nhàm chán. Mẹ có thể cho trẻ ăn dặm dần, ăn cơm nát, mì cắt nhỏ... xem trẻ có ăn ngon miệng hơn không. Cũng có thể cho trẻ ăn cháo, bột, chuối xay, củ xay… tốt nhất nên để trẻ tự xúc ăn, hoặc hướng dẫn trẻ tự xúc ăn.

BS. Hải cũng khuyên những bà mẹ bận rộn, có thể chuẩn bị thức ăn cho cả tuần nhưng không nên hấp chín, chỉ nên sơ chế (như bóc vỏ tôm, xay nhỏ thức ăn, chia nhỏ k)hẩu phần ăn từng bữa), sau đó để đông đá. Gần đến bữa thì rã đông bằng cách để xuống ngăn mát rã đông dần, như vậy sẽ không bị mất chất. 

Phương Khanh (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang