Ngất xỉu, sùi bọt mép vì cha mẹ cho con nằm võng rung lắc

authorNgọc Nga 10:57 22/08/2017

(VietQ.vn) - Nằm võng là sở thích của nhiều trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu sử dụng võng không đúng cách có thể khiến não trẻ bị tổn thương, hạn chế cơ bắp của trẻ phát triển.

Hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ

Mới đây, một bé gái 7 tháng tuổi ở Đài Bắc - Đài Loan nhập viện trong tình trạng bị ngất xỉu và sùi bọt mép mặc dù trước đó bé hoàn toàn khỏe mạnh. Các bác sĩ cho biết não của bé bị tổn thương. Nguyên nhân là do thấy con khóc cha của bé gái đã cho bé nằm võng và đung đưa võng lên cao. Tai nạn lại một lần nữa cảnh tỉnh các bậc cha mẹ hay có thói quen đung đưa võng của con cao, rung lắc con mạnh.

Nói tới việc cha mẹ thường xuyên cho con nằm võng sau đó rung lắc mạnh, bác sĩ Nguyễn Văn Phúc - Bệnh viện XanhPon, Hà Nội chia sẻ trên báo VTC News, ở trẻ sơ sinh kích thước và trọng lượng đầu chiếm khoảng 1/4 toàn cơ thể. Trong đầu bé có những khoảng trống giữa não và xương sọ để não tiếp tục phát triển. Trong khi đó não, xương sọ của bé khá mềm nếu bị rung lắc mạnh sẽ gây ra sự va đập có thể làm dập não, chảy mãu não...

Cho trẻ nằm võng thường xuyên sẽ khiến thần kinh của trẻ bị ức chế. Ảnh minh họaCho trẻ nằm võng thường xuyên sẽ khiến thần kinh của trẻ bị ức chế. Ảnh minh họa

Với các bé bị nhẹ biểu hiện thường thấy lúc đầu là: nôn trớ, quấy khóc, biếng ăn... Nguy hiểm hơn là khi thấy con có các biểu hiện này cha mẹ thường bế bé rung lắc mạnh hơn để dỗ bé nín vì thế càng khiến bé bị tổn thương nặng hơn. Nếu bị rung lắc quá mạnh bé sẽ có biểu hiện như khó thở, ngưng thở hoặc có giật. Di chứng để lại cho bé về sau là chậm phát triển trí tuệ, phản xạ kém, nhận thức kém, động kinh... năng nề hơn là khiến bé tử vong.

Ức chế thần kinh

Nếu đưa võng quá mạnh sẽ khiến thần kinh của trẻ mệt mỏi. Trẻ thường ở trạng thái run sợ, hãi hùng. Vì vậy, bé hay giật mình và khóc thét, hai tay nắm chặt và cố bấu víu và ai hoặc cái gì gần tầm với nhất. Nếu để trẻ ở bị trạng thái này ức chế trong thời gian dài, chắc chắn não của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt.

Ảnh hưởng đến cột sống và lồng ngực của trẻ

Nằm võng thường bé phải nằm cong, vì vậy cột sống của trẻ dễ bị cong vẹo. Lúc này cột sống lưng của trẻ còn non nớt, chưa đủ vôi hóa như người trưởng thành. Ngoài ra, khi đốt sống cong, lồng ngực của trẻ sẽ trở nên khó thở do lưng bị gù. Điều này sẽ kéo theo những hệ lụy không tốt cho hoạt động của các cơ quan như tim và phổi. 

Cảnh báo: Miếng dán chống say tàu xe gây rối loạn tâm thần trẻ nhỏThấy miếng dán chống say xe rẻ tiền và thuận tiện, nhiều cha mẹ vô tư cho trẻ sử dụng. Hậu quả, đã có những trẻ phải nhập viện vì rối loạn tri giác, thậm chí hôn mê.

Trẻ trở nên chậm chạp

Trẻ nằm trên võng nhiều sẽ hạn chế khả năng trườn, bò, chạy nhảu, cầm nắm. Vì vậy, hệ thần kinh vận động của trẻ sẽ kém linh hoạt, kéo theo khả năng nhận thức, tiếp thu bị kém đi.

Hạn chế cơ bắp phát triển

Trẻ vận động nhiều sẽ giúp cơ bắp phát triển. Còn đối với trẻ nằm võng, vì bị chèn éo bởi tay chân, đầu xiêu vẹo… Những tư thế này dễ làm trẻ bị tụ máu, không thể điều hòa máu huyết, vì vậy cơ bắp cũng như não bộ đều phát triển kém. Chưa kể trẻ nằm võng dễ bị té ngã nếu không được che chắn hợp lý.

Lưu ý để trẻ nằm võng an toàn

Nên cho bé nằm võng vào ban ngày, ngủ giấc ngắn, không nên cho trẻ ngủ võng suốt đêm.

Lót chiếu chéo võng đễ trẻ được nằm thẳng lưng hơn.

Không nên đưa bé quá mạnh, và thường xuyên vì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé.

Không nên cho bé ngủ võng khi chưa được 3 tháng tuổi.

Nên có dụng cụ cắn ngang võng để bé ngủ thoải mái, tránh lật té nguy hiểm.

Khi cho bé nằm võng, mẹ nên tranh thủ những điều trên nhằm hạn chế những nguy cơ xấu có thể ảnh hưởng đến bé. Còn trong trường hợp có thể nên cho bé nằm giường để giúp bé có thể phát triển một cách toàn diện.

Ngọc Nga (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang