Doanh nghiệp đang có nhu cầu bức xúc về hệ thống quản lý chất lượng nào?

authorDương Phương Ngọc 09:51 26/06/2016

(VietQ.vn) - Quản lý chất lượng đa diện, tích hợp, thường ngày và chính sách là những hệ thống quản lý mà doanh nghiệp cần trong môi trường kinh doanh toàn cầu hóa.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện Trưởng Viện Năng suất Việt Nam cho biết: Chúng ta sống trong một thế giới với nền kinh tế được toàn cầu hoá.

Việc toàn cầu hoá nền kinh tế mở đường cho các cơ hội kinh doanh mới và cùng lúc đặt doanh nghiệp vào thế cạnh tranh nhiều hơn cả thị trường trong nước và quốc tế. Sản phẩm cho thị trường nội địa tại các quốc gia đang phát triển bây giờ đang bị cạnh tranh bởi các sản phẩm nhập khẩu cùng loại cùng giá hay rẻ hơn.

Tin mới nhất về bão số 1: Cảnh báo những hậu họa 'tác oai, tác quái' sau bão(VietQ.vn) - Tin mới nhất về cơn bão số 1: Sáng nay (28/7), sau khi đi vào khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp.

Thêm vào đó, sự thoái hoá về điều kiện môi trường và áp lực tăng lên của người tiêu dùng trong thị trường đòi hỏi các sản phẩm và dịch vụ phải thân thiện với Môi trường trong suốt chu kỳ sống từ việc thu thập nguyên vật liệu quá trình sản xuất tiêu dùng và hủy bỏ.

Người tiêu dùng không còn dễ dàng chấp nhận thiệt thòi hoặc bỏ cuộc trong việc đòi bồi thường thiệt hại từ việc sử dụng dịch vụ và sản phẩm kém chất lượng từ nhà cung cấp bất kể xuất xứ. Xã hội ngày càng đặc biệt quan tâm đến tác động của sản phẩm tới sức khoẻ và môi trường.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần có một hệ thống quản lý được tiêu chuẩn hoá để giữ được khách hàng hiện có và tạo ra được khách hàng mới để duy trì sự thịnh vượng và phát triển bền vững.

Các tiêu chuẩn quốc tế mà một doanh nghiệp đang quan tâm là: ISO 9000 về quản lý chất lượng ISO 14000 về quản lý môi trường OHSAS 18000 – An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp HACCP/ISO 22000 về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm… Tất cả các tiêu chuẩn này hoặc nhận biết các điểm chính cần có biện phát kiểm soát sự ổn định trong các hoạt động tác nghiệp (quá trình) của doanh nghiệp hoặc các chuẩn mực mà sản phẩm hay đầu ra của quá trình phải tuân thủ để tránh hậu quả không tốt đối với khách hàng và cộng động.

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện năng suất Việt Nam 

Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 qui định các yêu cầu cho một cách tiếp cận về Hệ thống quản lý chất lượng khuyến khích tổ chức phân tích các yêu cầu của khách hàng xác định các quá trình cần thiết để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và yêu cầu chế định. Khi khách hàng vừa lòng họ sẽ trở lại khi các qui định pháp luật và chế định được tuân thủ thì tổ chức được xã hội cho phép tồn tại và tăng trưởng. Hệ thống tài liệu của ISO 9001:2000 qui định cách thức tác nghiệp cụ thể của các hoạt động doanh nghiệp làm bằng chứng cho việc đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn và của tổ chức.

Chất lượng cho khách hàng An toàn sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên Vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng Bảo vệ môi trường đều bị ảnh hưởng bởi cách thức tiến hành các công việc thường ngày của nhân viên hay là tác động đầu ra của các quá trình này.  Nếu các các biện pháp đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh… được xây dựng vào trong các qui trình tác nghiệp và được văn bản hoá nhằm đảm bảo sự tuân thủ thì mọi khía cạnh chất lượng đa diện nêu trên nhằm tạo sự thoả mãn toàn diện của khách hàng và cộng đồng sẽ được đáp ứng.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, hiện tại doanh nghiệp được khuyến khích xây dựng nhiều hệ thống quản lý riêng biệt cho chất lượng (ISO 9001:200) môi trường (ISO 14001) an toàn và sức khoẻ (OHSAS 18001) vệ sinh thực phẩm (HACCP/ISO 22000) và trách nhiệm xã hội (SA 8000).

Trong thực tế các khía cạnh trên đều phát sinh từ cách doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình hay là tác động của sản phẩm đầu ra của các quá trình này. Không có tổ chức nào làm một việc nhiều lần để đáp ứng yêu cầu riêng lẻ của các tiêu chuẩn. Nếu các biện pháp bảo vệ môi trường đảm bảo an toàn thực phẩm bảo vệ sức khoẻ cho nhân viên xây dựng chất lượng cho khách hàng v.v… không được xây dựng vào trong qui trình thao tác thì những yếu tố này vẫn bị sao lãng bất kể tổ chức áp dụng tiêu chuẩn quốc tế nào. Cách tiếp cận hệ thống tích hợp đang được thế giới chú ý.

Cốt lõi cho việc quản lý môi trường đảm bảo an toàn và sức khoẻ theo ISO 14001 và OSHAS 18001 là đánh giá rủi ro của các mối nguy hại liên quan đến các hoạt động của tổ chức. Nếu việc không đáp ứng yêu cầu chất lượng cũng được coi như một nguy hại mà mực độ rủi ro có thể đánh giá được thì ta có một phương pháp thống nhất để xây dựng các biện pháp kiểm soát đảm bảo chất lượng toàn diện như được nhận biết trên. Các kỹ thuật Phân tích sai hỏng và tác động (FMEA) Đánh giá rủi ro (Risk Assessement) … phải là sách gối đầu của các chuyên gia chất lượng.

Ngoài ra, ông Nguyễn Anh Tuấn cũng cho rằng: Doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý thường ngày và quản lý chính sách.

Khi doanh nghiệp áp dụng thông suốt hai kỹ thuật trên cho các hoạt động của mình thì hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 có thể đảm bảo đáp ứng yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng giảm thiểu rủi do cho tài sản bảo vệ an toàn và sức khoẻ cho nhân viên bên trong và cộng đồng bên ngoài giảm sự thanh tra kiểm tra của các cơ quan chức năng.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang