Công nghệ

Khám phá

Trung Quốc khiến Nga-Mỹ 'ngậm đắng' vì công nghệ 'sao chép' vũ khí bậc thầy

author 15:48 09/08/2016

(VietQ.vn) - Vũ khí quân sự của Trung Quốc thường ít được giới chuyên gia đánh giá cao do hầu hết đều là các sản phẩm đạo nhái từ vũ khí Nga và phương Tây.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Về mặt lịch sử, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc định hướng vào các thành tựu của các chuyên gia vũ khí Liên Xô. Cho đến tận cuối thập niên 1990, gần như toàn bộ vũ khí trang bị của quân đội Trung Quốc hoặc là các bản sao chép có giấy phép hay là hàng nhái trái phép của vũ khí Liên Xô, kể từ súng trường tiến công và cuối cùng là vũ khí hạt nhân. Theo National Interest, trong nhiều năm trở lại đây, các điệp viên của Bắc Kinh đã trở nên khéo léo và tinh tế hơn rất nhiều trong việc biến sản phẩm của đối thủ thành đứa con cưng chắp vá của mình. Hiện nay, trong quân đội Trung Quốc đang xuất hiện ngày càng nhiều các mẫu vũ khí trang bị rất giống các loại tương tự của phương Tây, tuy nhiên vũ khí Nga vẫn bị sao chép nhiều nhất.Máy bay đánh chặn J-7: Theo truyền thông phương Tây, máy bay đánh chặn J-7, tiêm kích J-11 được cho là những vũ khí điển hình mà Trung Quốc sản xuất dựa trên việc sao chép từ nước ngoài. Theo National Interest, những năm 1960, Liên Xô đã chuyển bản thiết kế và đề xuất bán MiG-21 cho Trung Quốc nhằm giảm căng thẳng giữa hai nước. Tuy nhiên, đề xuất của Moscow bất thành, quan hệ hai bên tiếp tục diễn biến phức tạp và dẫn đến xung đột biên giới cuối những năm 1960. Sau đó Trung Quốc đã dựa trên bản thiết kế MiG-21 để sản xuất thành J-7. Thiết kế khí động học của J-7 hoàn toàn giống MiG-21. J-7 được sản xuất tại công ty máy bay Thẩm Dương từ năm 1965 đến 2013. Khoảng 2.400 chiếc đã được xuất xưởng. J-7 đã được xuất khẩu cho một số quốc gia châu Phi, Đông Nam A, Trung Đông. Tiêm kích J-11. Nếu không dựa vào màu sơn, số hiệu, phù hiệu rất khó có thể phân biệt J-11 của Trung Quốc (trái) với Su-27 của Nga (phải). Ban đầu, J-11 được sản xuất theo giấy phép từ tập đoàn Sukhoi của Nga. Theo Jane's Defence Weekly, sau đó, Trung Quốc đã tự ý ngưng giấy phép và sao chép thành J-11B. J-11B là phiên bản sản xuất với phần lớn công nghệ Trung Quốc, sử dụng động cơ WS-10A, hệ thống điện tử hàng không mới. Gần đây có thể đã được nâng cấp với radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA). Tiêm kích trên hạm J-15: Đây là một sản phẩm dính nghi án sao chép từ Su-33 của Liên Xô. Một số nguồn tin nói rằng, Trung Quốc đã mua lại nguyên mẫu T-10K của Su-33 từ Ukraine để phát triển thành J-15. Hình ảnh J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh rất giống với Su-33 cất cánh từ tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga. Máy bay vận tải Antonov An-12 Cub (Nga, trái) và máy bay vận tải  Shaanxi Y-9 (Trung Quốc, phải).Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M1 và HQ-17: Nhìn bề ngoài hệ thống tên lửa phòng không HQ-17 của Trung Quốc thì ngay cả chuyên gia tay mơ nhàng nhàng cũng sẽ dễ dàng nhận ra những đường nét đặc thù của hệ thống tên lửa phòng không Tor-M1 của Nga (trong ảnh). Từ năm 1997-2001, Nga đã chuyển giao cho Trung Quốc 35 hệ thống Tor và ta thấy rằng, các xe chiến đấu này đã được say mê dỡ tung và lắp lại lúc này là dưới tên gọi Trung Quốc. Các hình ảnh đầu tiên của hệ thống Trung Quốc đã được công bố vào năm 2014. Các đại diện của Liên hiệp khoa học-sản xuất Almaz-Antei (nhà sản xuất Tor-M1) hồi đó đã tuyên bố gay gắt rằng, hàng nhái Trung Quốc thua xa mẫu nguyên bản của Nga về tính năng. Tuy vậy, nhiều chuyên gia phương Tây trái lại cho rằng, HQ-17 (trong ảnh) có khả năng chiến đấu cao hơn do có đài radar và linh kiện hiện đại hơn. Điều đó cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi HQ-17 được nhận vào trang bị 20 năm sau cha đẻ của nó.Sản phẩm làm nhái đáng sợ nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực tên lửa phòng không là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (Hồng Kỳ 9). Bề ngoài hệ thống này giống đến đau đớn với hệ thống S-300PMU-1, nhiều chuyên gia thẳng thừng gọi nó là hàng nhái trực tiếp S-300 (Nga chuyển giao các hệ thống này cho Trung Quốc từ năm 1996 – trong ảnh).Bắc Kinh kiên quyết bác bỏ cáo buộc sao chép và khẳng định rằng, các hệ thống này chỉ giống nhau bề ngoài. Quả thực là có những khác biệt lớn giữa hai hệ thống, cụ thể tên lửa của HQ-9 (trong ảnh) ngắn hơn 1 m so với tên lửa phòng không có điều khiển 48N6 của S-300, và có tầm bắn ngắn hơn, chỉ 125 km so với 200 km ở tên lửa Nga.  Thế nhưng HQ-9 đã trở thành đối thủ cạnh tranh với các hệ thống tên lửa phòng không Nga trên thị trường vũ khí quốc tế. Đầu năm 2015, có tin Trung Quốc đã cung cấp một số hệ thống HQ-9 cho Turkmenistan và Uzbekistan. Trước đó, HQ-9 đã đánh bại S-300 trong cuộc đấu thầu quốc tế lớn cung cấp hệ thống tên lửa phòng không cho Thổ Nhĩ Kỳ trị giá 4 tỷ USD. Tuy nhiên, cuối cùng, dưới sức ép của Mỹ và NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối HQ-9 để chọn các hệ thống sản xuất nội địa.Hệ thống rocket phóng loạt 9K58 Smerch của Nga (ảnh) và PHL-03 của Trung Quốc: Các công trình sư Trung Quốc cũng không bỏ qua sản phẩm nổi tiếng khác của công nghiệp quốc phòng Nga - đó là các hệ thống rocket phóng loạt. Hệ thống rocket phóng loạt А-100 của Trung Quốc và biến thể cải tiến PHL-03 của nó là con cháu trực tiếp của hệ thống 9K58 Smerche của Nga, thậm chí đến mức các rocket có thể thay thế lẫn nhau trong các ống phóng. Điều thú vị là khác với các hệ thống vũ khí bị sao chép nêu ra ở trên, về mặt chính thức, Nga không hề cung cấp Smerch (ảnh) cho Trung Quốc. báo chí Trung Quốc đưa tin vào đầu những năm 2000, Trung Quốc đã mua được 3 xe Smerch từ ‘một trong những nước thứ ba và nhiều ý kiến cho rằng rất có thể đó là Ukraine. Các hệ thống rocket phóng loạt gốc Nga này đã giành được sự thừa nhận không chỉ trong quân đội Trung Quốc mà cả trê thị trường quốc tế. Năm 2013-2014, Trung Quốc đã bán mấy chục hệ thống rocket phóng loạt có tên xuất khẩu là AR-2 cho Sudan và Morocco.Tàu ngầm điện-diesel lớp Projekt 877EKM Paltus của Nga (trái) và Type-041 của Trung Quốc (phải): Năm 2004, các vệ tinh Mỹ đã chụp ảnh được một tàu ngầm lạ của Trung Quốc mà sau đó xác định được đó là tàu ngầm Nga Projetk 877EKM Paltus có cải tạo đôi chút. Hãng đóng tàu Admiraty của Nga đã chuyển giao cho Trung Quốc một số tàu ngầm điện-diesel Paltus vào giữa những năm 1990. Các chuyên gia đã chú ý đến việc tàu ngầm mới của Trung Quốc với mật danh Type-041 có các đặc tính giống với tàu ngầm Nga. Trung Quốc đã đóng tổng cộng gần 10 tàu ngầm này. Thời gian gần đây, nhiều chuyên gia quân sự còn cho rằng Trung Quốc đang phát triển các tàu sân bay nội địa của mình dựa trên bản vẽ và tài liệu kỹ thuật của tàu sân bay hạt nhân thuộc dự án 1143.7, lớp Ulyanovsk chưa hoàn thiện của Liên Xô, được chia thành 2 giai đoạn.Nga không phải nước duy nhất chịu thua thiệt vì vũ khí hàng giả, hàng nhái của Trung Quốc. Trung Quốc đã thành công trong việc sao chép các loại vũ khí hiện đại của Mỹ, kể cả máy bay tấn công kết hợp và siêu máy bay không người lái  X-47B, siêu tiêm kích F-35 (UCAV)…. công nghệ được sử dụng trong thiết kế các loại khí tài này Trung Quốc có được là nhờ chiến thuật gián điệp mạng.Tiêm kích tàng hình J-31: Tin tặc được cho là đã đánh cắp hàng triệu file dữ liệu từ chương trình Tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35 của Mỹ. Những tài liệu thu được có thể đã góp phần quan trọng cho Trung Quốc trong quá trình sản xuất tiêm kích J-31. Thiết kế khí động học của J-31 (dưới) khá giống với F-35 (trên), đặc biệt là kiểu thiết kế buồng lái và cửa hút không khí. Máy bay không người lái (UAV): Thời gian gần đây, Trung Quốc đầu tư rất mạnh vào quá trình phát triển các UAV. Đặc biệt từ năm 2010 trở đi, Bắc Kinh liên tiếp cho ra đời các mẫu UAV mới, chúng có thiết kế khá giống các UAV của Mỹ. Không khó để nhận ra sự tương đồng trong thiết kế giữa UAV Wing Long của Trung Quốc và MQ-9 Reaper của Mỹ.Trước tình hình này, các quan chức quốc phòng Mỹ cho hay, tin tặc quân đội Trung Quốc đã thực hiện nhiều thủ thuật thành công trong việc đánh cắp tài liệu kỹ thuật của quân đội Mỹ. Các tài kỹ thuật này rất hiệu quả, được chuyển đổi thành các phiên bản vũ khí mới nhất của Trung Quốc. Người Mỹ lo ngại, việc Trung Quốc có được những thông tin kỹ thuật và công nghệ mới này không chỉ gây hại cho Mỹ mà còn làm cho đồng minh của Mỹ, những nước mua vũ khí của Mỹ cũng bị vạ lây. Chính vì vậy mà gần đây Mỹ đã quyết định ngưng xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor do hãng Lockheed Martin sản xuất. Năm 2012, quân đội Trung Quốc đã nhận vào biên chế xe jeep Dongfeng-EQ2050 (ảnh) vốn là xe làm nhái, sao chép xe ô tô quân sự nổi tiếng Hummer của Mỹ.Mới đây trên mạng xuất hiện các hình ảnh trực thăng chiến đấu mới Z-20 (ảnh) của Trung Quốc rõ ràng là hàng nhái của trực thăng Mỹ UH-60 Black Hawk.  ‘Tôi nghĩ, vấn đề lớn nhất đối với tất cả các loại vũ khí của Trung Quốc, kể cả nhái của phương Tây lẫn thiết bị thật chứa đựng nhiều bất ổn về kỹ thuật, nhất là khi nó chưa được kiểm chứng qua chiến đấu’ - Eric Wertheim, chuyên gia phân tích vũ khí thuộc Viện nghiên cứu Hải quân Mỹ, tác giả nghiên cứu mang tên U.S. Naval Institute’s Combat Fleets of the World nhận xét. Trong ảnh: Tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin của Mỹ (trái) và tên lửa chống tăng Hongjian-12 Red của Trung Quốc (phải).

Thích và chia sẻ bài viết:

bình luận ()

Bình luận

tin liên quan

video hot

Về đầu trang