Trung Quốc coi trọng chất lượng trái cây của Việt Nam

author 08:15 29/12/2018

(VietQ.vn) - Thông tin trên được ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chia sẻ tại Tại buổi tọa đàm xuất khẩu nông sản giữa gần 100 doanh nghiệp và các hiệp hội nông sản Việt Nam với Trung Quốc tổ chức vào cuối tuần qua.

Trong 10 năm qua, Trung Quốc nhập khẩu nông sản tăng bình quân 8,8%/năm, chiếm khoảng 10% toàn cầu và là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới về nông sản. Đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng gạo, cao su, trái cây, cá tra... của Việt Nam.

 Trung Quốc hiện vẫn là thị trường xuất khẩu chính của nông sản Việt Nam, chiếm tới hơn 90% lượng nông sản xuất khẩu.

 

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, hiện đã có khoảng 10 loại nông sản được phép vào thị trường này theo đường chính ngạch, gồm dưa hấu, thanh long, chuối, vải, mít, nhãn, xoài, chôm chôm, khoai lang, sầu riêng.

Một số loại trái cây khác như bưởi, chanh leo, dừa, mãng cầu, măng cụt của Việt Nam cũng được Tổng cục Hải quan Trung Quốc đồng ý xem xét việc nhập khẩu. Đây là một phần trong kết quả đàm phán mở cửa thị trường giữa 2 nước.

Trước đó, có 8 loại quả được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc (dưa hấu, thanh long, chuối, vải, mít, nhãn, xoài, chôm chôm). Những mặt hàng chưa được phép xuất khẩu chính ngạch vẫn có thể xuất khẩu theo đường tiểu ngạch và do các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thực hiện.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của nông sản Việt Nam nhưng thời gian qua xuất khẩu chưa được ổn định vì tỷ lệ chính ngạch chưa cao. Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam mặt hàng gạo, cao su, trái cây... nhưng thời gian qua có đến 60% - 70% nông sản, thủy sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Hoạt động xuất khẩu biên mậu với nhiều rủi ro khiến các mặt hàng của Việt Nam như dưa hấu, thanh long, sầu riêng, khoai lang… bị rớt giá khi thương lái Trung Quốc ngưng mua.

Cũng tại buổi tọa đàm, ông Trần Thanh Nam thông tin thêm, Việt Nam đã đàm phán để phía Trung Quốc giãn lộ trình áp dụng yêu cầu về lô hàng phải có chứng nhận chất lượng, truy xuất nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng từ tháng 12/2018 sang tháng 6/2019 mới áp dụng. Như vậy, doanh nghiệp Việt còn 6 tháng chuẩn bị để có thể đáp ứng các quy định của Trung Quốc.

“Để cung cấp thông tin quy định thị trường Trung Quốc, sau Tết Nguyên đán 2019, Việt Nam và Trung Quốc sẽ mở lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách 2 bên và có thể mở rộng tới các doanh nghiệp Việt Nam để giúp hiểu rõ hơn các quy định từ Trung Quốc nhằm có thể đáp ứng yêu cầu và quy định”, ông Trần Thanh Nam cho biết.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam cũng khuyến cáo, dù Trung Quốc “mở cửa” với nông sản Việt, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần thay đổi cách tiếp cận thị trường này.

Về cơ bản, doanh nghiệp xuất khẩu cần chú trọng phát triển vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm an toàn thực phẩm. Không nên xem Trung Quốc là thị trường “dễ tính” để rồi xem nhẹ các yếu tố an toàn.

Tiêu chuẩn kỹ thuật là 'chìa khóa' giúp DN Việt xuất khẩu nông sản vào thị trường quốc tế(VietQ.vn) - Tiêu chuẩn kỹ thuật là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như xuất khẩu chính ngạch vào thị trường nông sản quốc tế.

Uyên Chi

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang