Trung Quốc là 'đầu tàu' của 'ngành công nghiệp' hàng giả

author 09:00 20/04/2016

OECD cho biết hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng nhái đã tăng vọt, trở thành một “ngành công nghiệp” toàn cầu với 461 tủ USD. Trong đó, Trung Quốc là “đầu tàu”...

Ngày 18/4, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố báo cáo cho biết trong năm 2013, hàng giả nhái, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, chiếm 2,5% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu toàn cầu, tương đương 461 tỷ đô la Mỹ.

Trong nghiên cứu lần trước, OECD cho biết hàng giả chỉ chiếm 1,9% (khoảng 200 tỉ đô la Mỹ) giá trị hàng hóa nhập khẩu toàn cầu trong năm 2008.

Rolex, Nike, Ray Ban và Louis Vuitton là các thương hiệu bị làm giả, làm nhái nhiều nhất. Ảnh: Reuters

CNN dẫn dữ liệu toàn cầu của OECD về các đợt thu giữ hàng hóa của hải quan cho thấy Rolex, Nike, Ray Ban và Louis Vuitton là các thương hiệu bị làm giả, làm nhái nhiều nhất. 

Trong các ngành hàng, giày dép là sản phẩm bị làm giả, làm nhái nhiều nhất, đứng trước quần áo, hàng da và các tiện ích khác. Đây là kết quả của báo cáo mà OECD đưa ra với sự hợp tác của Cục Sở hữu Trí tuệ của Liên minh châu Âu (EU).

Theo báo cáo, các nước có nhiều công ty bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhất lần lượt là Mỹ, Ý, Pháp, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Đức và Anh.

OECD cho biết Trung Quốc là “đầu tàu” của hoạt động làm và buôn bán hàng giả, hàng nhái. Số hàng giả nhập vào Liên minh châu Âu chiếm khoảng 5% tổng lượng hàng nhập khẩu.

OECD cảnh báo mua bán hàng giả là gây ra mối đe dọa kinh tế lớn, làm tổn hại tính sáng tạo và cản trở tăng tưởng kinh tế. OECD cho rằng hàng giả cũng đe dọa tính mạng và sức khỏe người tiêu dùng, chẳng hạn như phụ tùng xe ô tô giả có thể khiến xe ô tô gặp tai nạn, dược phẩm giả sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân…

>> Kinh hoàng trước công nghệ 'tắm trắng' dừa tươi

Theo Kinh doanh và Pháp luật


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang