Trung Quốc lập mưu đánh lạc hướng các nước trên Biển Đông

author 06:34 26/11/2014

(VietQ.vn) - Trung Quốc đang lập mưu đánh lạc hướng các nước trên Biển Đông bằng cách vừa đánh chiêu bài “hòa bình” để thu hút mọi sự chú ý, vừa tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông và Hoa Đông.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Tàu Trung Quốc xâm nhập vùng tranh chấp với Nhật Bản

Theo những tin tức mới nhất trên báo chí về tình hình Biển Đông và Hoa Đông, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, ba tàu tuần tra của Trung Quốc mang số hiệu: Haijing 2012, 2151, 2337, mới đây đã có mặt tại khu vực tranh chấp ở phía Tây – Bắc đảo Kuba, và đây là "lần xâm phạm" thứ 28 của Trung Quốc trong năm nay.

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản sau đó đã phát tín hiệu yêu cầu tàu Trung Quốc “lập tức rời khỏi vùng lãnh hải của Nhật Bản”, nhưng các tàu của Trung Quốc không thực hiện yêu cầu.

Tàu Trung Quốc thường xuyên xâm nhập, khai thác trái phép trái Biển Đông và Hoa ĐôngTàu Trung Quốc thường xuyên xâm nhập, khai thác trái phép trái Biển Đông và Hoa Đông

Tàu Trung Quốc thường xuyên xâm nhập, khai thác trái phép trái Biển Đông và Hoa Đông. Ảnh Tiền Phong

Được biết, căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền đối với nhóm đảo không có người ở gia tăng từ tháng 9/2012 sau khi Tokyo công bố kế hoạch lại nhóm đảo này từ các chủ sở hữu tư nhân. Các tàu Trung Quốc sau đó đã nhiều lần xuất hiện tại khu vùng biển ngoài khơi quần đảo mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, trong khi Tokyo gọi là Senkaku.

Nhằm đối phó với các động thái từ Bắc Kinh, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã yêu cầu chính phủ nước này tăng gấp đôi ngân sách trong năm 2015 để mua mới tàu tuần tra cũng như máy bay tuần thám để bảo vệ chủ quyền tại nhóm đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông.

Chuyên gia Biển Đông: 'Trung Quốc đang lập mưu đánh lạc hướng các nước'

Trả lời phỏng vấn trên báo chí, Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) bình luận, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhân dịp nước này đứng ra tổ chức hội nghị APEC để khôi phục vị thế quốc tế bị tổn hại vì chính sách hung hăng của nước này đối với các tranh chấp trên Biển Đông với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines.

“Cuộc gặp gỡ giữa ông Tập và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại APEC chỉ là một bước nhỏ ban đầu trong một hành trình dài để khôi phục các mối quan hệ song phương trở lại mức độ trước khi xảy ra khủng hoảng về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư”, Giáo sư Thayer nhận xét.

Tàu tuần duyên Trung Quốc ngang nhiên thị uy sức mạnh trên Biển Đông

Tàu tuần duyên Trung Quốc ngang nhiên thị uy sức mạnh trên Biển Đông. Ảnh Reuters

Bên cạnh đó, ông Thayer dự đoán dường như tình hình căng thẳng tại biển Đông và biển Hoa Đông sẽ tiếp tục dịu xuống trong khoảng 6 tháng tới.“Tuy nhiên, bất chấp chiến lược “gây cảm tình” mới của Trung Quốc, nước này vẫn sẽ tiếp tục lấn át chủ quyền tại biển Đông, tiếp tục xây cơ sở trên các đảo, tiếp tục đưa tàu tuần tra và tiến hành tập trận”, theo ông Thayer.

“Trung Quốc đang chìa một “cánh tay hòa bình” nhằm kéo sự chú ý của các nước trong khu vực khỏi hoạt động mà cánh tay còn lại đang làm – đó là tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự tại biển Đông”, chuyên gia Úc, người có nhiều bài viết về Việt Nam, cảnh báo.

Nga ủng hộ giải quyết tranh chấp Biển Đông theo luật quốc tế

Trong cuộc tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo Quốc hội Nga ủng hộ việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình và tuân theo luật quốc tế.

Theo đó, bà Valentina Ivanovna Matviyenko, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga (tức Thượng viện) cùng ông I. Melnikov, quyền Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) đã có cuộc trao đổi với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng các tranh chấp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần phải được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) cùng Chủ tịch Duma Quốc gia Nga I.Melnikov

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) cùng Chủ tịch Duma Quốc gia Nga I.Melnikov. Ảnh TTXVN

Hiện Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm chính thức Nga nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga.

Cũng trong thời gian tới, Việt Nam và Nga năm tới sẽ kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầu năm tới. Dự kiến hai bên sẽ tổ chức chung nhiều hoạt động ý nghĩa, nhìn lại chặng đường gắn bó trong suốt thời gian qua. Việt - Nga nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện từ tháng 7/2012. Hai nước đang đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, dầu khí và quốc phòng.

Minh Thùy (tổng hợp từ Tiền Phong, Thanh Niên, Vnexpress)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang