Trung Quốc: Năng suất lao động đang thụt lùi

author 08:18 19/09/2014

(VietQ.vn) - Năng suất lao động của Trung Quốc đang trôi dần đi, những chuỗi ngày thần kỳ đã trôi qua và cách tốt nhất để giải quyết là thông qua đổi mới xây dựng có ý nghĩa, 1 quá trình cho đến nay vẫn duy trì ở mức độ chậm chạp.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Báo cáo cho biết, nền kinh tế Trung Quốc đã từng được mô tả là kì diệu, đang phải đối mặt với việc tăng lương nhanh chóng và việc giảm số lượng công nhân mới, vì vậy việc tăng năng suất ngày càng phải xuất phát từ cải cách xây dựng, tự động hóa, sự đổi mới và năng suất hiệu quả của công ty.

Harry X. Wu, 1 cố vấn cấp cao của trung tâm hội nghị Trung Quốc kiêm chuyên gia kinh tế học tại Đại học Hitotsubashi của Nhật Bản cho biết: “Trung Quốc đang ở thời kì gay go, và có lẽ vẫn duy trì trong 1 vài năm nữa”, “điều này giải thích sự suy giảm liên tục của tăng trưởng kinh tế vẫn đang tiếp diễn mặc dù chính phủ vẫn tiếp tục kích thích  và đầu tư cấp cao, cũng như hỗ trợ mở rộng tín dụng."

Năng suất lao động của Trung Quốc đang thụt lùi. Ảnh minh họa.

Ông Wu lập luận trong một bài báo tại ban hội nghị rằng sự đi lên của nền kinh tế Trung Quốc có thể ít kì diệu hơn, với tổng năng suất – một thước đo sự năng động về công nghệ của nền kinh tế - bị tụt lại phía sau so với các nền kinh tế phát triển khác ở châu Á ở giai đoạn tương tự trong lĩnh vực phát triểnÔng cho biết, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của Trung Quốc là 1% trong tổng số năng suất từ năm 1978 đến năm 2012 – 1 khoảng thời gian khi thu nhập bình quân hàng năm tăng từ 2000$ lên 8000$ - so với 4% lợi nhuận hàng năm của Nhật Bản trong suốt quá trình tăng trưởng  giai đoạn 1950-1970, 3% của Đài Loan từ năm 1966 đến 1990 và 2% đối với Hàn Quốc cùng thời điểm, khi sức mua Ông Wu cho biết “nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng sự tăng trưởng ngoạn mục của Trung Quốc trong thời kỳ đổi mới chủ yếu là đầu tư theo định hướng và hoàn toàn không hiệu quả".

Một vấn đề lớn mà thường làm rối các nỗ lực đánh giá tình trạng nền kinh tế Trung Quốc là độ đáng tin cậy về số liệu. Sử dụng ba thước đo về năng suất, nhà kinh tế học J.P. Morgan Haibin Zhu kết luận trong một bản nghiên cứu rằng tổng sản lượng đã tăng thêm 1,1% trong năm 2013 từ con số 3,2% trong năm 2008. Ông Wu dựa trên phương pháp luận khác nhau để lập luận tổng sản lượng đã trở nên tiêu cực từ năm 2007 đến 2012.

Ông Wu cho biết “không quá bất ngờ, đo lường sản lượng của Trung Quốc, bị cản trở bởi vấn đề số liệu mà kết quả là xảy ra mâu thuẫn trong sự ước tính sản lượng”. Lặp lại quan điểm của ông Wu là trong những năm gần đây, sự đầu tư chứ không phải lực lượng lao động đã thúc đẩy sản lượng của Trung Quốc - và không phải là tốt - Ông Zhu nói rằng Trung Quốc đã gây ra ồn ào về đổi mới cơ cấu rất cần thiết, nhưng đầy thách thức khi thực hiện.

Ông Wu đã viết, “Khôi phục lại năng suất là then chốt”, đối với Trung Quốc nếu muốn giảm xuống mức dư thừa trong khi duy trì một tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Tuy nhiên, khi nói đến đổi mới cơ cấu, ông cho biết thêm “chính phủ hiện nay đã hạn chế kinh nghiệm và đang phải đối mặt với sự kháng cự từ các nhóm quyền lợi được đảm bảo bất di bất dịch”.

Ông Wu cho rằng Trung Quốc có một lịch sử thăng trầm về tăng trưởng năng suất từ năm 1957 đến nay – ông mô tả đầu những năm 1957-1965, những ngày kế hoạch tập trung như là năng suất “nghĩa địa” – với các vị thế lớn xảy ra trong giai đoạn khi Trung Quốc gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới năm 2001 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007. Ông cho biết thêm, giai đoạn này đã thử thách khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trong ngành công nghiệp tập trung sâu vào sức lao động như mở rộng thị trường toàn cầuTuy nhiên, đến năm 2006, nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu được hâm nóng, thúc đẩy bởi cuộc đua liên quan đến đầu tư hơn. Ông Wu lập luận rằng được pha trộn bằng chương trình kích thích khổng lồ khởi động vào năm 2008 đã thúc đẩy các khoản đầu tư không hiệu quả và các khoản nợ xấu.

Ông Wu đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn, nhiều quốc gia đã từng là những nền kinh tế thần kỳ, đã không xoay sở được để tăng năng suất, trải qua việc tái cấu trúc cơ bản nếu không nổi bật lên từ cái gọi là cái bẫy thu nhập trung bình, trong đó có Argentina và Chile.

Ông Wu cho biết “việc xây dựng quá tải, thừa công suất và sự ‘tiến bộ’ của Nhà nước kém hiệu quả đối với thị trường khu vực tư nhân đang kéo theo sự tăng trưởng của Trung Quốc một cách đáng kể”. “Tóm lại, những phát hiện này làm sáng tỏ vấn đề kinh tế của Trung Quốc hiện nay là một trong những vấn đề về năng suất”.

Thu Hà

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang