Trước khi trùng tu, bia Quốc học có vẻ đẹp truyền thống đậm nét Huế

authorĐỗ Thu Thoan 14:23 13/01/2017

(VietQ.vn) - Bia Quốc học được xây dựng vào năm 1920 với hình dáng như một bình phong lớn, có hai tầng và mái che, các họa tiết trang trí đều mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn.

Trước khi công trình kiến trúc trăm tuổi tiêu biểu ở Huế gây xôn xao dư luận thì đây là một công trình mang đậm nét đẹp truyền thống Huế.

Những hình ảnh từ Kiến thức giúp ta cùng ngắm lại những hình ảnh lắng đọng về Bia Quốc học - công trình kiến trúc trăm tuổi tiêu biểu ở Huế trước thời điểm bị sơn lại màu "lòe loẹt" đang gây xôn xao dư luận. 

Trước trùng tu, Bia Quốc học có vẻ đẹp truyền thồng đậm nét Huế
 
Trước trùng tu, Bia Quốc học có vẻ đẹp truyền thồng đậm nét Huế

Bia Quốc học Huế mang vẻ đẹp cổ kính - Ảnh: Kiến thức

“Bia Quốc Học” hay chính là “Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong” theo cách gọi nôm na của dân gian vì nó nằm đối diện trường Quốc học.

Trước trùng tu, Bia Quốc học có vẻ đẹp truyền thồng đậm nét Huế

 Nét rêu phong như chứng minh cho sự lâu đời của Bia Quốc học - Ảnh: Zing

Công trình này được xây vào đầu thế kỷ 20.

Trước trùng tu, Bia Quốc học có vẻ đẹp truyền thồng đậm nét Huế
 
Trước trùng tu, Bia Quốc học có vẻ đẹp truyền thồng đậm nét Huế

Đây là công trình của đầu thế kỉ XX - Ảnh: Kiến thức 

Theo ý kiến đề xuất của ông Nguyễn Đình Hoè là thành viên của hội đồng xây dựng, đài được xây dựng theo hình dáng là một bình phong lớn, có hai tầng, có mái che, xây trên nền hai bậc thềm. Chính giữa có hình huy chương treo trên một tấm kim khánh. Thân và bệ đài được trang trí theo các mô típ rồng, lân, chữ Thọ cách điệu cùng đề tài khác như tứ quý (mai, lan, cúc, trúc), kỷ hà... Các hoạ tiết trang trí, kiến trúc, điêu khắc đều mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn.

Trước trùng tu, Bia Quốc học có vẻ đẹp truyền thồng đậm nét Huế

Bia Quốc học Huế hay cũng chính là Đài tưởng niệm - Ảnh: Wiki 

Kiến trúc, kiểu dáng của đài tưởng niệm bảo đảm các yếu tố văn hoá truyền thống, hài hoà với môi trường, không gian kiến trúc của sông Hương, của Trường Quốc Học và các công trình kiến trúc đã có trong khu vực.

Trước trùng tu, Bia Quốc học có vẻ đẹp truyền thồng đậm nét Huế

Họa tiết trang trí, kiến trúc, điêu khắc mang phong cách thời Nguyễn - Ảnh: Kiến thức 

Công trình được khởi công xây dựng ngày 12/5/1920, kinh phí thi công là gần 10.000 đồng, và hoàn thành ngày 18/9 cùng năm.

Lễ khánh thành được tổ chức trọng thể vào ngày 23 tháng 9 năm ấy với sự có mặt của có vua Khải Định,Thống chế Joseph Joffre và các quan chức người Pháp và người Việt tham dự.

Tuy nhiên, sau gần 100 năm tồn tại, công trình này đang bị xuống cấp nghiêm trọng với phần chân móng và tường bị đứt gãy, có nguy cơ sụp đổ.

 

Trước trùng tu, Bia Quốc học có vẻ đẹp truyền thồng đậm nét Huế

Mặt sau của Đài tưởng niệm gần như đã bị xóa - Ảnh: Wiki



Trước trùng tu, Bia Quốc học có vẻ đẹp truyền thồng đậm nét Huế
 
Trước trùng tu, Bia Quốc học có vẻ đẹp truyền thồng đậm nét Huế

Một số dấu tích vẫn còn - Ảnh: Wiki 

Theo thông tin từ Công an nhân dân, được biết, những ngày qua, dư luận đã lên tiếng phản ánh khi biết công trình Bia Quốc học Huế - Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong nằm ở bờ Nam sông Hương sau khi được sơn màu lòe loẹt, hoa văn trang trí bị cạo, làm mất giá trị nguyên bản của công trình.

Theo thời gian, Bia Quốc học đang bị hư hại, xuống cấp nên tháng 11-2016, UBND TP Huế giao cho Trung tâm Công viên cây xanh Huế làm chủ đầu tư thực hiện trùng tu tôn tạo.

Dự án trùng tu gồm các hạng mục: bóc lớp vữa, tháo dỡ ngói lợp hư hỏng, gạch men trang trí, tô trát lớp vữa bị bong tróc ở phần bia; gia cố lại phần nền móng sụt lún, thay lớp gạch lát bị nứt, hỏng; các trụ biểu, lan can cũng được bóc lớp vữa bong rộp, trang trí họa tiết.

Trước trùng tu, Bia Quốc học có vẻ đẹp truyền thồng đậm nét Huế

 Công trình được sơn màu vàng- Ảnh: Zing

Công trình được trùng tu khiến người dân Huế dậy sóng khi Bia Quốc học được sơn màu vàng lòe loẹt làm mất đi nét đẹp cổ kính, vẻ đẹp nguyên bản của Bia Quốc học.

Ngày nay, Bia Quốc học là nơi thường xuyên được tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật có tầm cỡ lớn, trong đó phải kể đến các chương trình nằm trong lễ hội Festival Huế nhiều năm qua.

Đỗ Thu Thoan (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang