Truy quét mì ăn liền Trung Quốc “ngậm” đầy hóa chất

author 06:06 19/04/2014

(VietQ.vn) - Gần đây, cơ quan chức năng Trung Quốc đã tiến hành truy quét các nhà máy hoạt động, sản xuất trái phép hàng trăm tấn mì nhiễm độc trong 6 tháng trở lại đây.

Vừa qua, cảnh sát Côn Minh (Trung Quốc) phát hiện một nhóm nhỏ các nhà máy hoạt động trái phép tại khu vực phía Tây Nam thành phố bị nghi ngờ sản xuất hàng trăm tấn mì nhiễm độc trong vòng 6 tháng trở lại đây. Hai người đàn ông quản lí xưởng sản xuất đã bị bắt giữ, đồng thời niêm phong cơ sở sản xuất để điều tra làm rõ.

Mì Trung Quốc Mì Trung Quốc ngậm hóa chất rất độc hại

Các nhà điều tra gần như đều bất ngờ việc Joint Brigade thuộc Cục Quản Lý Dược và Thực Phẩm phối hợp với Sở Công An điều tra kinh tế và giám sát chất lượng Tây Sơn đã thử nghiệm mẫu mì tại thời điểm tháng 3 cho thấy, hàm lượng hóa chất metabisulfite natri trong mì, tên thường gọi là metabisulfite ở mức khá cao. Cuối cùng, họ đã tiến hành truy tìm được nguồn gốc sản phẩm ở một thị trấn nhỏ nằm trên bờ phía Tây hồ Dianchi nằm phía ngoài vùng Taiping Village.

Theo một báo cáo ngắn cho biết, khi 18 điều tra viên tiến hành cuộc truy quét trong đêm, các công nhân đã hoàn toàn bị bất ngờ, bối rối rồi lại tiếp tục công việc của mình. Một thanh tra viên cơ sở đột xuất phát hiện một kho hàng xếp chồng lên nhau, gồm những túi bột gạo chất đống bên cạnh các bao metabisulfite đóng gói trọng lượng 25 kg và nhiều hóa chất khác không rõ nguồn gốc, nhãn mác.

Một cuộc thẩm vấn điều tra làm rõ từ hai người quản lí xưởng sản xuất khiến họ đều thừa nhận việc sở hữu kết hợp 3 xưởng thực hiện chế biến mì. Giải đáp về việc sử dụng hóa chất metabisulfite, hai người đàn ông cho biết họ chỉ thêm phụ gia này nhằm bảo quản sản phẩm và làm tăng tính hấp dẫn hơn cho mì. Họ còn khẳng định, mì không hề nhiễm đôc và bản thân họ luôn sử dụng sản phẩm mỗi ngày.

Hai người quản lí và một công nhân khác đã bị bắt giữ vì vi phạm luật an toàn thực phẩm của Trung Quốc, trong đó có quy định “các loại thực phẩm tươi mới không được phép chứa bất kì chất phụ gia nào”. Cả ba đều bị buộc tội tình nghi sản xuất và bán thực phẩm độc hại hoặc ẩn chứa nhiều rủi ro.

Điều tra viên hiện nay cần cố gắng xác minh chủ sở hữu nhà máy sản xuất mì ăn liền chứa hàm lượng lớn metabisulfite nguy hại, và liệu có phải họ thực sự chỉ nghĩ rằng chất phụ gia này chỉ đơn giản là nhằm tẩy trắng thực phẩm và đây là chất bảo quản vô hại. 

Trong công nghiệp thực phẩm, hợp chất hóa học metabisulfite được sử dụng phổ biến nhất ở dạng pha loãng làm chất bảo quản trong các loại bia và rượu vang. Ngoài ra, hóa chất này cũng có mặt trong nhiều sản phẩm dược phẩm cũng như tại các nhà máy xử lý nước. Việc phát hiện nhà sản xuất mì Côn Minh đã sử dụng metabisulfite nguyên chất có thể gây ra nhiều nguy hại cho người bao gồm: các phản ứng hen suyễn loại, nôn, đau bụng, rối loạn trong hệ thống thần kinh trung ương và ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến tử vong.

Mì Trung Quốc sản xuất rất độc hạiMì Trung Quốc sản xuất ngậm đầy hóa chất

Từ cuộc truy quét đột xuất này, cơ quan chức năng đã tịch thu 5 tấn mì, bột và các thành phần khác. Tất cả mọi tài liệu thu thập được đều gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Một trong những người đàn ông bị bắt cho biết, hàng ngày các nhân viên nhà máy sẽ bắt đầu làm việc lúc 10 giờ tối và kết thúc khoảng 3 giờ sáng. Trong thời gian đó, họ thường sản xuất ba tấn mì rồi sản phẩm sẽ được gửi bằng minivan và bán cho chủ cửa hàng gần Huangtupo, Majie, Longxiang Jie và các khu vực khác của Côn Minh.

Côn Minh cũng giống như nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc, không lạ gì với những câu chuyện về sản xuất thực phẩm độc hại trên quy mô lớn. Vào năm 2013,hoạt động trái phép sản xuất 32.000 tấn "dầu rãnh" để cung cấp dầu ăn trong một năm cho khoảng 1,5 triệu người tiêu dùng đã bị vạch trần. Cư dân thành phố Spring cũng góp một vụ bê bối melamine năm 2008 đầu độc hơn 300.000 người trên toàn quốc vì dùng sữa bột nhiễm độc.

Linh Nguyễn


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang