TS. Johnny Nguyễn Hoàng Hiệp: Tri thức phải chia sẻ mới giá trị

author 15:50 23/05/2017

TS. Johnny Nguyễn Hoàng Hiệp, người sáng lập Công ty tư vấn Investwise (IWCC) cho rằng: "Tri thức phải chia sẻ mới giá trị. Dẫn dắt những người bắt đầu khởi nghiệp cũng là hạnh phúc".

TS. Johnny Nguyễn Hoàng Hiệp.TS. Johnny Nguyễn Hoàng Hiệp.

Tự nhận mình là “người làm thuê chuyên nghiệp” với 20 năm đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong các tập đoàn đa quốc gia, khởi nghiệp vài doanh nghiệp nhỏ mang tính tham gia thị trường, Nguyễn Hoàng Hiệp lại có một quyết định gần như … dở hơi!

Đó là đầu quân cho một công ty nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng, với một luận án tiến sĩ cũng “không giống ai”: “Tư duy lãnh đạo và sự thay đổi của tổ chức trong quá trình tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam”, đúng vào lúc công cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vừa khởi xướng!

Theo ông, kinh doanh không phải chỉ kiếm tiền, mà là tích lũy kinh nghiệm để đóng góp cho đất nước vào đúng thời điểm cần thiết nhất, nâng cao tri thức, kỹ năng lãnh đạo cho các DNNN và tư nhân sau tái cơ cấu, tạo sức bật thực sự cho nền kinh tế.

Từng dành nhiều năm nghiên cứu sâu vào lĩnh vực bất động sản (BĐS), mua bán sáp nhập (M&A), tái cấu trúc doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu… những ý kiến phản biện đầy trách nhiệm công dân của ông là nỗ lực không ngừng nghỉ để tạo nên giá trị cho bản thân và cho cộng đồng doanh nghiệp.

Là chuyên gia trong lĩnh vực BĐS, ông nhìn nhận thế nào về cơn sốt đất nền, căn hộ và đất dự án hiện nay ở TP.HCM? Cơn sốt này là thực hay là ảo?

Theo đánh giá chung, kinh tế Việt Nam còn khó khăn chứ không quá lạc quan như những gì chúng ta thường nghe. Về tài chính doanh nghiệp, tài chính của người tiêu dùng, đối tượng liên quan BĐS, đây là suất đầu tư chưa hiệu quả, giá thành không thấp, phát sinh lợi nhuận không như kỳ vọng. Một căn hộ 3-5 tỷ nếu mượn ngân hàng thì tỷ suất lợi nhuận không hiệu quả.

Các cơn sốt đất hiện nay vì nhiều lý do. Thứ nhất, là vì các đại gia BĐS, các công ty làm truyền thông thương hiệu bằng mọi cách để đẩy giá đất lên. Về nguyên tắc thị trường, có cung có cầu, các nhà đầu tư BĐS có gắn kết với nhau, chia sẻ đầu tư, chia sẻ lợi nhuận, đó là chuyện bình thường, thậm chí họ đang tạo ra cơn nóng ảo BĐS.

Cơn nóng ảo này liên quan đến các ngân hàng. Có dự án bị thổi phồng, tăng giá trị để giải quyết các dự án đang bị “đắp chiếu” cũ.

Thời gian qua rất nhiều người dân liên quan thưa kiện đất đai. Có tiêu cực trong lập dự án, xin đất, rồi thổi phồng lên, mục đích chính bù lỗ cuộc khủng hoảng 2008-2009, chứ không phải do nhu cầu.

Những dự án mới khởi động thực chất là dự án tồn đọng từ mấy năm trước thôi, vì luật đầu tư xây dựng bây giờ đòi hỏi nếu không làm sẽ bị thu hồi. Trước đây họ đầu tư bán lúa non, giờ nhà nước không đồng ý cho dự án treo nữa, đó cũng là một yếu tố các nhà đầu tư BĐS phải triển khai ồ ạt các dự án cũ.

Thứ hai, là do làn sóng dịch chuyển về địa lý, về môi trường sống ngay tại TP.HCM nói riêng từ nội ô ra ngoại thành, và từ các tỉnh thành khác về TP.HCM, chứ không phải như cơn sốt đất 2007-2008.

Thời điểm đó đầu cơ ồ ạt với kỳ vọng kiếm lời nhanh chóng. Còn bây giờ hầu hết làn sóng ồ ạt từ Hà Nội và các tỉnh khác từ phía bắc vào mua nhà tại TP.HCM là chuyển đổi, không phải đầu tư.

Bán 1 căn nhà ở Hà Nội có thể mua được 2 căn nhà ở TP.HCM, “đất lành chim đậu” mà, TP.HCM môi trường sống tốt hơn, cơ hội làm ăn cũng tốt hơn. 

Mặt khác, gia đình ở các tỉnh thành khác nếu có 2 con học đại học ở TP.HCM thì mua hoặc thuê căn hộ vẫn là giải pháp tốt nhất. Nên cơn sốt này không gọi là đầu tư, mà đang lựa chọn tài sản gì và hình thức nào để sử dụng đồng tiền tốt nhất.

Đối với đất nền, một số khu vực dãn dân không phải là sốt, chỉ là dịch chuyển thôi. Đất nền đang mở rộng về quận 2, quận 9, Thủ Đức, chỉ là phân bổ lao động, dân số. Các nhà máy di dời ra xa, một số gia đình có điều kiện không muốn ở trong trung tâm nữa, muốn dời ra xa để môi trường sống tốt hơn.

Đây là sự di chuyển không đáng kể lắm, không thể tạo nên cơn sốt đất nền. Tiền nhàn rỗi trong dân hiện nay cũng không quá nhiều để tạo nên cơn sốt đất nền. Không ai đi vay để đầu tư đất nền, vì tỷ suất đầu tư đó không hiệu quả.

Nhìn hàng loạt tòa nhà chọc trời mọc lên như nấm ở phía Đông TP.HCM, ông có nghĩ phân khúc căn hộ cao cấp sẽ bị “dội hàng”?

Các nhà đầu tư cá nhân và tập đoàn vẫn tập trung phân khúc căn hộ nhiều. Đầu tư nước ngoài cũng tham gia phục vụ đầu ra cho BĐS.

Về vĩ mô, năm 2017-2018, trào lưu các nhà đầu tư quốc tế và trong nước vẫn tiếp tục đón đầu sự dịch chuyển về môi trường sống và địa lý vào TP.HCM, các dự án căn hộ cao cấp lại bùng nổ rất nhiều.

Đương nhiên giá trị các căn hộ cao cấp hiện nay không cao hơn những căn hộ cao cấp 2-3 năm trước. Tức là họ đang muốn thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư. Ví dụ căn hộ cao cấp của Novaland trước đây giá từ 35-40 triệu/m2, giờ thì thấp hơn.

Theo tôi, người tiêu dùng cần cân nhắc thật kỹ trước khi đầu tư vào BĐS. Dự án thì nhiều, nếu tiền nhàn rỗi thì đầu tư để tạo thêm tài sản, chứ không sinh lời nóng gấp đôi gấp ba như thời gian trước đây, thậm chí còn bị mất giá.

Đó là chưa kể khi căn hộ cao cấp Đại Quang Minh hoàn thiện. Nhìn lượng xe hầm Thủ Thiêm vào giờ cao điểm đã thấy quá sức tưởng tượng. Với hiện trạng giao thông hiện nay cơn sốt đất là không bao giờ có.

Vấn đề mấu chốt vẫn là quy hoạch? Vậy Nhà nước có ra tay trước cơn sốt này không?

Đây là câu chuyện quá phức tạp, những dự án đó có từ trước, không thể một sớm một chiều giải quyết được. Nhà nước lại không đủ nguồn lực để giải quyết đến nơi đến chốn. Quy hoạch manh mún, không lâu dài, vừa làm vừa sửa, khi quá tải lại chuyển sang hướng khác, không đồng đều, không cân bằng… là lỗi có thể thấy rất rõ.

Bây giờ Củ Chi bắt đầu rục rịch tăng giá vì chỉ nghe quy hoạch thôi. Quy hoạch không ổn định làm xáo trộn hết mọi thứ. Ấy là chưa kể những nhóm tài phiệt, nhóm lợi ích định hình các quy hoạch, làm méo mó quy hoạch.

Tôi không cho rằng Nhà nước sẽ can thiệp vào chuyện này. Nhà nước đang vận hành theo cơ chế thị trường, nên sẽ không siết lại cơn sốt này, cũng không can thiệp vào thị trường BĐS, mà chỉ can thiệp về vĩ mô như lãi suất ngân hàng, ngân hàng cũng không cho vay BĐS rủi ro.

Với tốc độ di dân như thế này thì chẳng mấy chốc TP.HCM cũng bị ô nhiễm như Hà Nội. Người buôn gánh bán bưng bây giờ đâu còn đất sống…

Để đón đầu TPP, rất nhiều doanh nghiệp đã đầu tư BĐS công nghiệp đón làn sóng đầu tư Mỹ, nhưng khi Trump quyết định dừng TPP đã khiến cho doanh nghiệp… choáng váng! Ông suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?

Cần phải thấy rõ rằng trong những năm vừa qua BĐS công nghiệp phát triển do các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc sản xuất tại Trung Quốc đang di chuyển đến Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Nước thuận lợi nhất để dịch chuyển từ Trung Quốc là Việt Nam, vì gần nhất, thuế đất hấp dẫn, nhân lực hấp dẫn. Thủ tướng Nhật từng tuyên bố thẳng tất cả các nhà đầu tư Nhật Bản phải rút hết khỏi Trung Quốc.

Lý do thứ hai, sự dịch chuyển của tập đoàn Samsung về Thái Nguyên, TP.HCM. Cách họ phối hợp trong sản xuất kinh doanh rất đặc biệt, đi đến đâu cũng có 30-50 công ty phụ kiện đi theo để phục vụ cho Samsung. Đó là lý do BĐS công nghiệp nóng lên.

Như vậy, kể cả TPP không ký kết thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam, vì vẫn còn làn sóng đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu... chủ yếu từ Trung Quốc dịch chuyển về.

Nhưng nếu liên quan đến Samsung thì phải liên quan đến địa lý nữa, khoảng cách các nhà máy linh kiện không thể xa quá 30 km so với nhà máy của Samsung. Họ chọn Long Thành, Đồng Nai, những vị trí đắc địa lắm.

Gn đây, các d án khu công nghip ven bin đang hy hoi môi trường nghiêm trng, câu chuyn Formosa và d án thép Cà Ná là mt ví d nóng hi. Theo ông, khai thác b bin Vit Nam làm sao cho hiu qu nht?

Bờ biển Việt Nam có lợi thế trải dài và rất đẹp, nên tập trung hai mũi nhọn chính là khai thác thủy sản và BĐS du lịch, không nên phát triển khu công nghiệp.

Thủ tướng đã quyết định dừng dự án thép Cà Ná, đó là quyết định kịp thời, hợp lòng dân. Bài học Formosa rất lớn với Việt Nam. Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng đang khai thác du lịch rất tốt, các tỉnh giàu tiềm năng như Sầm Sơn, Bình  Định, Phú Yên cũng đang khởi sắc.

Từng là CEO Toshiba Việt Nam, CEO Brother & Advisory, Giám đốc kinh doanh Hewlett Packard (HP)… Lý do gì ông lại rời khỏi những tập đoàn đa quốc gia để đầu quân cho công ty khoáng sản Thái Sơn thuộc Bộ Quốc phòng, một doanh nghiệp Nhà nước?

Lúc ấy cũng nhiều người nói tôi…dở hơi, "đầu có vấn đề”! Với tôi, đó là một quyết định liên quan đến mục đích sống. Đam mê của tôi chính là sứ mệnh giúp cho doanh nghiệp phát triển và đóng góp chính sách vĩ mô.

Để làm được điều đó, không chỉ hiểu cách vận hành của một doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp đa quốc gia, mà còn phải hiểu cách vận hành của một DNNN, để hiểu vì sao nó hoạt động không hiệu quả, gây thất thoát, thua lỗ trầm trọng, làm nghèo nguyên khí quốc gia.

Đối với Việt Nam, DNNN đang rất cần những người làm việc có kỹ năng, tri thức, đã kinh qua các môi trường kinh doanh khác nhau, để mang đến sự thay đổi.

Các nhà lãnh đạo ở Thái Sơn không phải là những “lính già thủ cựu”, họ sẵn sàng lắng nghe cái mới và chấp nhận thử nghiệm, đi trước trong công cuộc doanh nghiệp quân đội làm kinh tế.

“Thay đổi, hay không tồn tại”, đó là mệnh đề mà phần lớn DNNN đang phải đối đầu, buộc họ phải tư duy lại tương lai. Tái cơ cấu trước hết là câu chuyện “làm mới” con người.

TS. Johnny Nguyễn Hoàng Hiệp từng hoàn thành luận án tiến sĩ “Tư duy lãnh đạo và sự thay đổi của tổ chức trong quá trình tái cơ cấu DNNN tại Việt Nam” tại trường Lincoln University College - Malaysia.

Đúng thời điểm này, ông hoàn thành luận án tiến sĩ “Tư duy lãnh đạo và sự thay đổi của tổ chức trong quá trình tái cơ cấu DNNN tại Việt Nam” tại trường Lincoln University College - Malaysia, khi công cuộc tái cơ cấu DNNN vừa khởi xướng, phải chăng đây là một đề tài… không giống ai, và quá… mạo hiểm?

Tái cơ cấu DNNN là đề án rất lớn của Chính phủ, kéo dài 20 năm nay, khi nhiều DNNN hoạt động không hiệu quả, nhiều lãnh đạo tù tội, gặp khó khăn về nghề nghiệp, kỹ năng, trình độ. Một kỹ sư mỏ điều hành tổng công ty xây dựng liệu có đúng khả năng?

Tôi rất trăn trở và chọn đề tài này. Nếu tái cơ cấu, người lãnh đạo cũ có còn ngồi đó hay không, hay phải thay đổi? Xem xét lãnh đạo sau tái cơ cấu là điều quan trọng nhất. Họ phải như thế nào? Nhà nước có mở cửa cho những người nhân tài thực sự? Hay vẫn giữ những người cũ từng làm thua lỗ, thất thoát?

Vào Thái Sơn cũng chính là chọn một trường học thực tiễn để tôi nghiên cứu các vấn đề trên. Qua điều tra, phân tích, lấy ý kiến của các chuyên gia, tôi tìm ra những yếu tố chính làm nên năng lực của người lãnh đạo là: kỹ năng mềm, khả năng quản lý tài chính, năng lực cạnh tranh, khả năng điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên các lãnh đạo DNNN cả 4 yếu tố này đều yếu.

Để tái cơ cấu đi vào thực chất, phải chấp nhận cuộc chơi công bằng theo cơ chế thị trường, đòi hỏi phải thay lãnh đạo cũ và học hỏi liên tục để nâng cao năng lực cá nhân. Nhưng rất tiếc hiện nay các DNNN không có tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo của từng người, chỉ là “hoàn thành nhiệm vụ” một các rất chung chung.

Làm nghiên cứu ở nước ngoài nên không khó khăn gì, tuy nhiên trong quá trình viết luận án, tôi đụng đến nhiều vấn đề nhạy cảm như tham nhũng, vấn nạn nghiêm trọng của DNNN.

Rồi quá trình tái cơ cấu, chuyển từ tài sản Nhà nước thành tài sản tư nhân rất bài bản, "đúng quy trình”, báo cáo láo cả một hệ thống, không ai kiểm tra. Kể cả thanh tra kiểm tra cũng theo hướng của doanh nghiệp chứ không có đơn vị độc lập giám sát…

Tìm ra được câu trả lời tại sao DNNN thất thoát thua lỗ đến như vậy, tôi đã viết nhiều bài báo về đề tài của mình, để các DNNN có cái nhìn khác đi, chứ không mong muốn mô hình của mình sẽ được áp dụng tại Việt Nam.

Chỉ khi thay đổi được bộ máy nhân sự quản lý cao cấp tại DNNN khi cổ phần hóa mới có thể tiến tới áp dụng đầy đủ khung quản trị hiện đại theo thông lệ tốt, bảo đảm DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường và cạnh tranh bình đẳng như các thành phần kinh tế khác, hạn chế thất thoát tiêu cực.

Cùng bà xã ca mình là bà Minh Phượng, ch nhân thương hiu thi trang G2000 m Công ty tư vn Investwise (IWCC), mong mun ca ông là gì?

Tôi là người làm thuê chuyên nghiệp, nó giúp tôi tạo cho mình một sức bật khác, học được rất nhiều kinh nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, xây dựng các mối quan hệ, nên khi tuổi đã lớn vẫn năng động, không bị ỳ. Chuyển qua nghề tư vấn, tôi mong những gì mình học được, mình trải nghiệm chia sẻ cho những người đi sau, đó là hạnh phúc.

Nhiều công ty tôi tư vấn mà không lấy phí gì cả, chỉ là tặng cho họ cái mình đã học. Tri thức phải chia sẻ mới giá trị. Dẫn dắt những người bắt đầu khởi nghiệp cũng là hạnh phúc.

Một người mới ra trường làm sao khởi nghiệp? Tại sao không đi làm thuê để học hỏi trước đã, tích lũy được nhiều thứ về tài sản, quan hệ khách hàng, đối tác, tích lũy về kinh nghiệm. Bằng chứng The KAfe là lời cảnh tỉnh, cô ấy giỏi nhưng kinh nghiệm thương trường không có nên đã bị thôn tính.

Ông có lo ngi nhiu không khi phát biu trên các din đàn, viết các bài báo vi nhng ý kiến phn bin mnh m, đi ngược chiu vi s trì tr?

Tôi không ngại, vấn đề là mình nói có đúng không, có cơ sở không. Quan trọng là cách diễn đạt của mình. Góp ý là để xây dựng, để họ tiếp thu, hoàn thiện, chứ không phải để chỉ trích.

Tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2015 do Ủy ban Kinh tế quốc hội tổ chức, tôi đã nêu những bức thiết cần một triết lý phát triển bền vững cho Việt Nam trong 20 năm tới, đưa ra một số đề nghị mô hình phát triển bền vững cho Việt Nam….

Tôi không sợ khi viết những ý kiến có thể trái chiều dư luận. Nhiều người sợ vì họ sống nhờ quan hệ, buôn cơ chế, còn mình làm ăn thật đâu có sợ. Vợ tôi bán quần áo thì người tiêu dùng mua chứ Nhà nước có mua đâu mà sợ. Còn tư vấn nếu mình nói thật thì họ phải nghe, thuốc đắng giã tật mà, phải nói bệnh liên quan đến 5-10 năm nữa thì họ mới sợ mà lo chữa bệnh chứ.

Ông đang gây dng gic mơ ln khi đưa mô hình Lincoln University College v Vit Nam?

Đây là ngôi trường tôi đã làm luận văn tiến sĩ, và được tham dự vào các lớp giảng dạy để hỗ trợ sinh viên Việt Nam đang nghiên cứu tại đây có cái nhìn khác, thay đổi tư duy, khi ra trường sẽ có bước đi rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp tốt hơn.

Điều kiện học nước ngoài không phải ai cũng có. Tôi đang hoàn tất các thủ tục để hỗ trợ cho các trường đại học tại Việt Nam chuyển giao mô hình này, giúp sinh viên thay đổi cách nhìn, cách học, định hướng nghề nghiệp và bản thân sẽ khác đi.

Cơ hội làm ăn thì mình không bỏ, để có nguồn lực làm công tác xã hội như giúp các em mổ tim và hở hàm ếch… Phần còn lại của cuộc đời, tôi mong muốn đóng góp ý tưởng liên quan đến giáo dục. Việt Nam phải mở cửa giáo dục giống như kinh tế, để tiếp nhận tinh hoa của các nền giáo dục khác.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang