Từ biển đảo tới... vô cảm, bạo lực đi vào đề thi Văn THPT Quốc gia 2015

author 12:44 02/07/2015

(VietQ.vn) - Đề thi môn Ngữ Văn trong kỳ thi THPT Quốc gia năm nay đã tạo sự hứng khởi cho thí sinh khi những vẫn đề nóng hổi của cuộc sống, kỹ năng sống được đề cập

Cụ thể, trong phần thi đọc hiểu, đề thi môn Văn THPT Quốc gia năm nay đã 2 đoạn trích của  bài thơ “Hát về một hòn đảo” của Trần Đăng Khoa và bài viết “Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa”.

Thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT Quốc gia sáng nay 2/7

Nếu như đoạn trích thứ nhất gợi ra cho thí sinh về hình ảnh người lính canh giữ biển đảo thiêng liêng, tuyệt đẹp của Tổ quốc, thì đoạn trích thứ hai lại đưa thí sinh về thực trạng cuộc sống hiện tại với những hiểm họa của hành vi vô cảm và bạo lực ngày càng gia tăng.

Theo đó, phần đọc hiểu đoạn thơ trong bài "Hát về một hòn đảo" của Trần Đăng Khoa vừa mang tính thời sự , vừa khơi gợi tình yêu Tổ quốc để học sinh không chỉ cảm nhận đoạn thơ mà còn có cơ hội bộc lộ tình yêu đối với những người lính đảo ; niềm tự hào về vẻ đẹp của biển đảo quê hương. Chính câu hỏi đã khơi dậy tinh thần yêu nước và trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc. Đặc biệt, câu 4 của phần đọc hiểu còn có “đất” cho thí sinh phát biểu cảm tưởng của bản thân với vấn đề có tầm vóc lớn lao thuộc chính sự.

Phần đọc hiểu đoạn văn trích trong "Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa"  đã bàn về một vấn đề đang được cả xã hội quan tâm : đó là hội chứng vô cảm, sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn của con người trong xã hội hiện đại.

Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn

Nhận định về đề thi môn Ngữ văn, Tiến Sĩ Trịnh Thu Tuyết – giáo viên trường THPT Chu Văn An đánh giá:

“Đề hay, nội dung kiến thức và kỹ năng được kiểm tra trong đề vừa phù hợp với tâm thế, năng lực của học trò. Đề bài đáp ứng khả năng kiến thức cơ bản của các em; vừa cập nhật những yêu cầu củacuộc sống lịch sử - xã hội – từ vấn đề biển đảo trong xúc cảm thiêng liêng máu thịt của người Việt, của những người chiến sĩ nơi đảo xa cho đến vấn đề cách sống trong xã hội thời hiện đại. Đó là vấn đề muôn đời về số phận con người cho đến góc nhìn rất mới mẻ đối với cuộc sống, với con người trong những góc khuất của thân phân…”

Ngoài gia, theo TS  Trịnh Thu Tuyết, các kiến thức tiếng Việt như thể thơ, biên pháp tu từ, phương thức biểu đạt; các kỹ năng cảm thụ, bình luận và trình bày cách đánh giá riêng của mình về một vấn đề của xã hội hoặc văn chương đều được đặt ra trong yêu cầu của đề thi. Điều này giúp kiểm tra năng lực và kiến thức toàn diện của học trò. 

“Đề có khả năng phân hóa cao vì thế sẽ đáp ứng được đồng thời 2 yêu cầu của kỳ thi THPT Quốc gia, đó là xét tốt nghiệp và tuyển chọn vào các trường đại học cao đẳng… Học sinh trung bình có thể trả lời được những câu 1, 2, 5, 6 phần đọc hiểu; có thể lý giải được ở mức độ nhận biết và thông hiểu đối với câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Học sinh khá và giỏi ngoài mức độ nhận biết và thông hiểu có thể trả lời sâu sắc ở mức độ vận dụng và vận dụng cao với cả 2 phần đọc hiểu và làm văn. ”, TS Trịnh Thu Tuyết nói.

Hoàng Ngân

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang