Từ năm 2018, mở rộng thêm 2 đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội

author 08:30 06/01/2018

(VietQ.vn) - Kể từ năm 2018, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mở rộng thêm 2 đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Cụ thể, Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật BHXH 2014 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, quy định thêm 2 đối tượng bắt buộc phải đóng BHXH, đó là người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng và người lao động là công dân nước ngoài có giấy phép lao động hợp pháp.

Từ năm 2018, mở rộng thêm 2 đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội

Mở rộng thêm 2 đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội kể từ 2018. Ảnh minh họa

Qua đó, nâng tổng số trường hợp bắt buộc phải đóng BHXH là 10 trường hợp, được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật BHXH 2014.

Theo đó, đối tượng áp dụng:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quan nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Mẹo ngừa chảy máu cam mùa lạnh cho trẻ(VietQ.vn) - Thời tiết những ngày gần đây khô hanh là nguyên nhân chính khiến nhiều trẻ chảy máu cam. Tuy nhiên, khi thấy con chảy máu cam, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần biết cầm máu đúng cách cho trẻ.

Mặt khác, Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH 2014 quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.không đóng BHXH tháng đó.

Như vậy, kể từ ngày 01/01/2018, có 2 trường hợp mà người lao động không phải đóng BHXH, đó là: Không thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải đóng BHXH quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật BHXH 2014, hoặc; Thuộc trường hợp không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định tại Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH 2014.

Minh Châu

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang