Tử vong do ô nhiễm không khí ngày càng tăng

author 11:34 10/05/2014

(VietQ.vn) – Ô nhiễm không khí tại nhiều thành phố trên thế giới hiện đang vượt ngoài tầm kiểm soát.

Theo thống kê của WHO sau khi tiến hành khảo sát tại 1.600 thành phố của 91 quốc gia trên thế giới, chất lượng không khí ngày càng xuống cấp, kém nhất là châu Á, tiếp đến là Nam Mỹ và châu Phi; gần 90% người dân tại các trung tâm thành phố đang phải sống trong bầu không khí ô nhiễm, ngột ngạt; khoảng một nửa số dân phải đối mặt với lượng không khí ô nhiễm gấp 2,5 lần so với khuyến cáo đưa ra trước đó.

Ô nhiễm không khí

Trợ lý giám đốc WHO về chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em cho biết: “Hiện có rất nhiều trung tâm thành phố đang trong tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, thậm chí còn không thể nhìn thấy được đường chân trời. Không ngạc nhiên chút nào khi việc thở cũng trở nên khó khăn và nguy hiểm.”

Mới đây, WHO vừa đặt ra mức độ an toàn về chất lượng không khí dựa trên nồng độ của các hạt gây ô nhiễm hay còn gọi là hạt vật chất (PM) tìm thấy trong không khí. Theo đó, trung bình hơn 1 năm, hạt vật chất loại nhỏ PM2.5 không được vượt quá 10 mi-crô-gam/m³. Hạt vật chất loại lớn hơn chút PM10 không được vượt quá 20 mi-crô-gam/m³.

Một số thành phố châu Á đã chỉ ra mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Thành phố Peshawar, Pakistan đã đăng ký loại hạt PM10 với tỷ lệ 540 mi-crô-gam/m³ trong khoảng thời gian hơn 2 tháng năm 2010. Cùng lúc, thành phố Delhi, Ấn Độ đăng ký mức PM2.5 với tỷ lệ 153 mi-crô-gam/m³.

Các thành phố Nam Mỹ như thành phố cảng Rio De janeiro, Brazil cũng đang trong tình trạng tương tự. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin về các thành phố tại châu Phi.

Theo số liệu thống kê mới đây, năm 2010 trên thế giới có khoảng 7 triệu người chết do ô nhiễm không khí, trong đó có khoảng 3,7 triệu người chết do ô nhiễm không khí bên ngoài.

Ô nhiễm không khí đang là nguy cơ đe dọa tính mạng con người lớn nhất thế giới. Chất lượng không khí kém có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch, hô hấp hay thậm chí là ung thư.

Nhân viên tổ chức Y tế Thế giới WHO, tiến sĩ Carlos Dora cho biết, “Chúng tôi không thể làm sạch không khí và đựng nó vào một cái chai được. Tuy nhiên, các trung tâm thành phố sẽ có giải pháp giải quyết hiệu quả và bảo vệ môi trường sống của chúng ta.”  

Nguyễn Dung


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang