Tử vong do tiêm thuốc gây tê - những biến chứng khó lường trước

author 10:43 10/07/2019

(VietQ.vn) - Thuốc gây tê làm mất cảm giác đau tạm thời cho bệnh nhân. Tuy nhiên thuốc gây tê cũng có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí tử vong do sốc phản vệ.

Gây tê làm mất cảm giác đau tạm thời, tại một vùng trong một thời gian nhất định bằng cách cho thuốc tê tiếp xúc với các nhánh thần kinh, từ đó ngăn cản sự dẫn truyền thần kinh. Nếu gây tê làm đúng phương pháp, tôn trọng tình trạng sinh lý và bệnh lý hiện có của bệnh nhân thì đây là một can thiệp hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên trong thực tế lâm sàng có thể xuất hiện các biến chứng do gây tê, thậm chí có thể gây tử vong.

Một trường hợp điển hình vừa mới xảy ra với bé 5 tuổi ở Ứng Hòa, Hà Nội. Theo thông tin từ Bệnh viện 108, bé bị gãy chân, được chuyển lên Bệnh viện 108 chiều 7/7. Thời điểm bé đến bệnh viện là giờ thứ 4 sau tai nạn, bệnh nhân được chỉ định cắt lọc tổn thương phần mềm, bó bột nắn chỉnh phần xương bị lệch, gãy. Tuy nhiên ngay sau khi được vô cảm bằng phương pháp tiền mê và gây tê tủy sống, cháu xuất hiện diễn biến xấu (tụt huyết áp, suy hô hấp...), tình trạng này diễn biến rất nhanh và cháu tử vong sau đó vài giờ, theo báo Tuổi Trẻ.

Bệnh viện 108 cho biết đã thành lập hội đồng chuyên môn liên viện, bao gồm cả chuyên gia của các Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Hữu nghị, ĐH Y Hà Nội, trưng cầu giám định pháp y để làm rõ nguyên nhân tử vong của cháu bé.

Thuốc gây tê cũng có tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm 

Hội đồng đã kết luận đây là sự cố y khoa ngoài mong muốn, nhiều khả năng do sốc phản vệ không hồi phục khi tiêm thuốc tê. Tuy nhiên cần đợi thêm kết quả giải phẫu thi thể để có kết luận chính xác.

Một trường hợp tương tự xảy ra trước đó, bà Đào Thị L (57 tuổi ơ Hải Phòng) vào Bệnh viện hữu nghị Việt - Tiệp cấp cứu do bị ngã xe trật khớp xương háng. Tại đây bà được bác sĩ chỉ định gây tê để nắn lại. Sau 20 phút gây tê, bệnh nhân bị sốc thuốc, tử vong sau đó.

Theo lãnh đạo Bệnh viện hữu nghị Việt- Tiệp Hải Phòng, bệnh viện đã làm hết trách nhiệm và đúng quy trình. Để nắn lại xương khớp háng cho bệnh nhân L, các bác sĩ đã tiến hành gây tê thần kinh vùng. Sau khi gây tê, nắn lại xương khớp được khoảng 20 phút, bệnh nhân lâm vào trạng thái sốc thuốc phản vệ, tim ngừng đập. Các bác sĩ cấp cứu cho bệnh nhân và tim đã đập trở lại. Sau đó bệnh viện cũng đã mời các bác sĩ giỏi từ Hà Nội xuống tham gia hội chẩn, đưa ra phác đồ điều trị. Có thể nói, đây là trường hợp sốc thuốc bất khả kháng mà phía bệnh viện và người nhà bệnh nhân không mong muốn.

Nói tới phương pháp gây tê bằng thuốc tê, các bác sĩ cho biết trên báo VnExpress, gây tê cũng như các kỹ thuật y khoa khác, không thể nào an toàn tuyệt đối mà phải có rủi ro nhất định. Phản ứng của bệnh nhân với thuốc gây tê thường được ví như "tiếng sét giữa trời quang", bất ngờ và không thể tránh được vì không ai có thể biết được bệnh nhân sẽ phản ứng lúc nào, ra sao. Điều các bác sĩ chỉ có thể làm là phải thật cẩn thận và sẵn sàng các phương án xử trí, ứng phó nếu biến chứng xảy ra.

Soi chiếu kỹ, ngăn chặn ma túy 'ẩn nấp' trong loa thùng và loa kéo di động nhập khẩu(VietQ.vn) - Do lo ngại tình trạng buôn bán, vận chuyển ma túy ẩn trong các chiếc loa thùng nhập khẩu, Tổng cục Hải quan vừa có văn bản chỉ đạo cần tăng cường kiểm soát chặt mặt hàng này.

Gây tê có thể gây biến chứng toàn thân như quá liều thuốc gây tê, dị ứng hoặc biến chứng tại chỗ như đau, nhạy cảm, nóng rát khi gây tê, tê dị cảm kéo dài, bọc máu, phù, nhiễm trùng, tạo vảy nơi chích, tổn thương mô mềm... Bệnh nhân rất dễ bị độc tính toàn thân do thuốc tê lọt vào máu ở nồng độ cao, gây ảnh hưởng đến tim và não.

Đặc biệt phản ứng dị ứng không liên quan đến liều lượng sử dụng mà là do đáp ứng quá mức của hệ miễn dịch cơ thể. Khoảng 500 trường hợp dùng thuốc tê thì có một trường hợp dị ứng, có thể ở mức độ nhẹ như đỏ da hoặc ảnh hưởng nhiều hệ cơ quan, gây ngừng tim, tử vong. Trường hợp này gọi là sốc phản vệ do thuốc tê.

Ngoài ra, theo các bác sĩ, mỗi bệnh nhân không phải lúc nào đi mổ cũng có sức khỏe hoàn toàn tốt. Có những người bên ngoài rất trẻ, khỏe nhưng có bệnh ngầm ở bên trong, bệnh còn ở trong giai đoạn chưa lộ rõ triệu chứng để nhận biết. Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh mạch vành, huyết áp, tiểu đường, tắc nghẽn phế quản, động kinh, tâm thần…Tất cả bệnh lý, thuốc điều trị đều có thể phản ứng với thuốc gây tê. Bệnh nhân có vấn đề đường thở, gù vẹo cột sống, cột sống bị biến dạng, bệnh nhân bị đau đớn vì gãy xương... có thể khiến việc bác sĩ đi kim hoặc thao tác gặp khó khăn hơn so với một bệnh nhân bình thường.

 An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang